Hôm nay,  

Phá Rừng Để Trồng Sắn

2/10/201100:00:00(View: 6168)
Phá Rừng Để Trồng Sắn

Bạn,
Theo báo SGGP, tại miền Trung, trên địa bàn tỉnh Phú Yên, giá sắn tăng cao nên hiện nay hàng ngàn gia đình nông dân ở một số huyện của tỉnh này đang chặt bỏ rừng keo, bạch đàn non tuổi để lấy đất trồng sắn. Sự việc nông dân đua nhau trồng sắn đã tạo ra tình trạng cung cầu không cân xứng trên thị trường nông sản địa phương. Báo SGGP ghi nhận về thực trạng này qua bản tin như sau.
Tại xã miền núi An Xuân (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên), ông Đào Thanh Tuấn (thôn Xuân Trung) là một trong những người "khởi đầu" cho cách làm này. Ông Tuấn cho biết: "Gần 2ha keo của tôi mới 4 năm tuổi, đang phát triển tốt, không tốn công chăm sóc và khoảng 3 năm nữa mới đến kỳ khai thác nhưng nay tôi quyết định phá để lấy đất trồng sắn. Ở thời điểm này, 1ha sắn bán tại rẫy có giá trên 40 triệu đồng, ít đầu tư vốn, thời gian chăm sóc chỉ 10 tháng là thu hoạch. Trong khi đó rừng keo non vừa rồi tôi bán gần 2ha chỉ được 24 triệu đồng, so với giá sắn như hiện nay, cùng diện tích đó, mỗi năm tôi mất trên 50 triệu đồng". Theo cách tính của ông Tuấn, nếu chuyển sang trồng sắn, giá bình quân 2.000 đồng/kg sắn tươi, 10 tháng nữa, gần 2ha đất trồng sắn thu khoảng trên 50 triệu đồng. Nếu giữ nguyên cây keo, mỗi năm, 1ha chỉ sinh lời khoảng 6 triệu đồng.

Cùng cách suy nghĩ "bán keo sớm, vừa có tiền tiêu tết vừa có đất trồng sắn, sang năm thu nhiều hơn" như nông dân xã An Xuân, nhiều gia đình nông dân ở xã Sơn Long, Sơn Định... (huyện Sơn Hòa) cũng có cách làm tương tự. Thông thường, khai thác keo vào mùa nắng nhưng hiện nay ở các địa phương này, thanh niên trong thôn ngày nào cũng tập trung số đông đi chặt keo lấy đất trồng sắn. Ưu điểm của những đám sắn mới trồng từ đất rừng keo là đất xốp, sắn phát triển tốt, hứa hẹn một mùa bội thu. Trước đây 5-6 năm, khi cây sắn, cây mía không có giá cao, phần lớn diện tích đất sản xuất ở các xã này bỏ hoang hoặc bán giá rẻ sản phẩm cho người mua làm thức ăn gia súc. Sau đó, phong trào trồng rừng lan mạnh, nông dân lại đổ xô trồng keo, những khu đất trống trở thành những cách rừng keo bạt ngàn. Một số hộ trồng sớm, đã khai thác, thu được hàng trăm triệu đồng, cuộc sống được cải thiện. Và cứ thế những ngọn đồi, nương rẫy gần xa đã phủ xanh rừng keo. Năm nay, thấy sắn và mía có giá cao nên người dân đổ xô phá rừng để trồng loại cây này. Có điều là nếu diện tích sắn tăng mạnh, trong khi công suất nhà máy chưa nâng, liệu đến lúc thu hoạch có xảy ra tình trạng cung cầu không cân xứng, dẫn đến tồn đọng, ứ hàng, thối sắn trên xe như những năm trước đây"
Bạn,
Báo SGGP dẫn lời 1 viên chức xã An Xuân cho biết: "Việc trồng sắn, mía là nghề chính từ xưa đến giờ của người dân ở đây. Tuy nhiên, do giá cả thị trường nên nông dân đã chuyển sang trồng keo với diện tích khá lớn. Năm nay, dân lại phá keo non trồng sắn, mía cũng vì giá cả thị trường. Nói chung tâm lý của nông dân là thấy đâu làm đó. Chỉ sợ sang năm giá cả bấp bênh, nông dân sẽ chịu thiệt trước tiên".

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Bản tin báo Thanh Niên ghi rằng vào sáng ngày 15.2-2019, khi trao đổi với phóng viên Báo Thanh Niên, PGS-TS Trần Hoàng Hải, Phó hiệu trưởng phụ trách Trường ĐH Luật TP.SG, thông tin cấu trúc đề thi bài kiểm tra năng lực năm nay sẽ giống với năm 2018. Theo đó, bài thi sẽ gồm 100 câu trắc nghiệm, thời gian làm bài 75 phút trên giấy, thang điểm 30.
Ngày Lễ Tình Nhân tưng bừng khắp các nhà nghỉ... Có phải các cặp tình nhân rủ nhau vào nhà nghỉ để mời nhau uống trà và ngâm thơ? Bởi vậy, mới có nhiều thai nhi bị khước từ vì ba mẹ lỡ lầm.
Vậy là xóa bỏ quy định nữ sinh viên thi vào sư phạm cần chiều cao ít nhất 1,50 m trở lên... Vậy là, các cô thấp hơn vẫn có quyền xin thi tuyển sư phạm.
Tưng bừng đi chùa... Ngôi chùa được nói sẽ là ngôi chùa lớn nhất thế giới... Báo Dân Trí kể: Hàng nghìn người đổ về ngôi chùa chưa xây xong ở Hà Nam... Tuy công trình chưa được xây dựng xong, công trường còn ngổn ngang nhưng người dân vẫn ùn ùn kéo về chùa Tam Chúc huộc huyện Kim Bảng (Hà Nam) để thăm quan, du xuân.
Vậy là xóa lằn ranh Nam-Bắc, trước và sau 1975, nhạc đỏ và nhạc vàng… trong tương lai gần.
Tết vui tưng bừng... tuy nhiên, có rất nhiều màn đi quá đà, như nhậu, hát, kẹt xe, tai nạn xe... Bản tin TTXVN kể: Ngày 10/2 (tức mùng 6 Tết), dòng người từ các tỉnh miền Tây, miền Trung bắt đầu trở lại TP SG để làm việc và học tập khiến các tuyến đường vào cửa ngõ thành phố kẹt xe nghiêm trọng.
Nghề lái taxi đầy gian nan... trong thời đại công nghệ tiện lợi. Báo Dân Trí kể: Lãi “bốc hơi” hơn một nửa, Vinasun tiếp tục giảm trên 350 nhân viên năm 2018.
Trong khi các tiệm tạp hóa, chợ búa, siêu thị mở cửa sớm ngày xuân... nhiều người dân vẫn còn tưng bừng du lịch...
Vậy là tròn 230 năm Vua Quang Trung dẫn quân Tây Sơn đánh tan giặc phương Bắc.
Vẫn còn Tết... nhiều lễ hội vẫn còn tưng bừng, nhưng các siêu thị đã mở cửa trở lại ngày mùng 2 Tết.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.