Hôm nay,  

Phá Rừng Để Trồng Sắn

10/02/201100:00:00(Xem: 6173)
Phá Rừng Để Trồng Sắn

Bạn,
Theo báo SGGP, tại miền Trung, trên địa bàn tỉnh Phú Yên, giá sắn tăng cao nên hiện nay hàng ngàn gia đình nông dân ở một số huyện của tỉnh này đang chặt bỏ rừng keo, bạch đàn non tuổi để lấy đất trồng sắn. Sự việc nông dân đua nhau trồng sắn đã tạo ra tình trạng cung cầu không cân xứng trên thị trường nông sản địa phương. Báo SGGP ghi nhận về thực trạng này qua bản tin như sau.
Tại xã miền núi An Xuân (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên), ông Đào Thanh Tuấn (thôn Xuân Trung) là một trong những người "khởi đầu" cho cách làm này. Ông Tuấn cho biết: "Gần 2ha keo của tôi mới 4 năm tuổi, đang phát triển tốt, không tốn công chăm sóc và khoảng 3 năm nữa mới đến kỳ khai thác nhưng nay tôi quyết định phá để lấy đất trồng sắn. Ở thời điểm này, 1ha sắn bán tại rẫy có giá trên 40 triệu đồng, ít đầu tư vốn, thời gian chăm sóc chỉ 10 tháng là thu hoạch. Trong khi đó rừng keo non vừa rồi tôi bán gần 2ha chỉ được 24 triệu đồng, so với giá sắn như hiện nay, cùng diện tích đó, mỗi năm tôi mất trên 50 triệu đồng". Theo cách tính của ông Tuấn, nếu chuyển sang trồng sắn, giá bình quân 2.000 đồng/kg sắn tươi, 10 tháng nữa, gần 2ha đất trồng sắn thu khoảng trên 50 triệu đồng. Nếu giữ nguyên cây keo, mỗi năm, 1ha chỉ sinh lời khoảng 6 triệu đồng.

Cùng cách suy nghĩ "bán keo sớm, vừa có tiền tiêu tết vừa có đất trồng sắn, sang năm thu nhiều hơn" như nông dân xã An Xuân, nhiều gia đình nông dân ở xã Sơn Long, Sơn Định... (huyện Sơn Hòa) cũng có cách làm tương tự. Thông thường, khai thác keo vào mùa nắng nhưng hiện nay ở các địa phương này, thanh niên trong thôn ngày nào cũng tập trung số đông đi chặt keo lấy đất trồng sắn. Ưu điểm của những đám sắn mới trồng từ đất rừng keo là đất xốp, sắn phát triển tốt, hứa hẹn một mùa bội thu. Trước đây 5-6 năm, khi cây sắn, cây mía không có giá cao, phần lớn diện tích đất sản xuất ở các xã này bỏ hoang hoặc bán giá rẻ sản phẩm cho người mua làm thức ăn gia súc. Sau đó, phong trào trồng rừng lan mạnh, nông dân lại đổ xô trồng keo, những khu đất trống trở thành những cách rừng keo bạt ngàn. Một số hộ trồng sớm, đã khai thác, thu được hàng trăm triệu đồng, cuộc sống được cải thiện. Và cứ thế những ngọn đồi, nương rẫy gần xa đã phủ xanh rừng keo. Năm nay, thấy sắn và mía có giá cao nên người dân đổ xô phá rừng để trồng loại cây này. Có điều là nếu diện tích sắn tăng mạnh, trong khi công suất nhà máy chưa nâng, liệu đến lúc thu hoạch có xảy ra tình trạng cung cầu không cân xứng, dẫn đến tồn đọng, ứ hàng, thối sắn trên xe như những năm trước đây"
Bạn,
Báo SGGP dẫn lời 1 viên chức xã An Xuân cho biết: "Việc trồng sắn, mía là nghề chính từ xưa đến giờ của người dân ở đây. Tuy nhiên, do giá cả thị trường nên nông dân đã chuyển sang trồng keo với diện tích khá lớn. Năm nay, dân lại phá keo non trồng sắn, mía cũng vì giá cả thị trường. Nói chung tâm lý của nông dân là thấy đâu làm đó. Chỉ sợ sang năm giá cả bấp bênh, nông dân sẽ chịu thiệt trước tiên".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Gần Tết rồi, bánh kẹo đầy chợ... nhớ coi chừng bánh kẹo từ phương Bắc tới, lại dán nhãn hiệu bánh phương Tây, phương Đông...
Trường học là nơi nguy hiểm như chiến trường? Có lẽ, chỉ xảy ra tại Việt Nam... học sinh gãy chân trong sân trường là bình thường?
Đội tuyển Việt Nam đạt chiến thắng 2-0 trước Yemen trong lượt trận cuối bảng D. Vậy là, hy vọng, và còn chờ...
Kim-Trump, Trump-Kim… có thể sẽ hẹn nhau tại Việt Nam. Tại vì cả Tump và Kim đều ưa thích ăn phở Sài Gòn, hay bún chả Hà Nội? Báo Nghệ An ghi nhận: Việt Nam được chọn là ứng cử viên tiềm năng để tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh lần hai giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Kinh tế VN sẽ lạc quan hơn, nhờ các hiệp định thương mại bắt đầu hiệu lực. Bản tin TTXVN kể: Kể từ hôm Thứ Hai 14/1/2019, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực với Việt Nam, mở ra nhiều cơ hội tăng trưởng kinh tế.
Nhìn đâu, cũng thấy môi trường ô nhiễm... Do vậy, giới trẻ phải suy nghĩ. Báo Dân Trí kể chuyện: Sinh viên Huế nhặt rác thải, thi ý tưởng sáng tạo từ phế liệu.
Tết đang tới gần... bầu không khí trang nghiêm lúc giao mùa đang tới... Bản tin VTV kể chuyện lên mạng mua hàng Tết: Muốn mua sắm Tết nhưng không muốn tốn nhiều thời gian, nhất là không phải chen lấn xếp hàng tại các chợ truyền thống hay siêu thị, đâu là lựa chọn khả thi? Câu trả lời chính là sắm Tết online. Nắm bắt xu thế này, ngay từ đầu tháng 1/2019, nhiều đơn vị đã đưa ra thị trường trực tuyến hàng nghìn mặt hàng với mẫu mã phong phú từ thực phẩm, quà biếu đến các mặt hàng gia dụng.
Tàu cá Việt Nam chìm ngoài Biển Đông, chưa rõ lý do. Có vẻ như bị “tàu lạ” cố ý chìm? Báo Người Đưa Tin ghi rằng theo Vietnamnet, Đài Thông tin duyên hải Nha Trang xác nhận vào lúc 10h40 ngày 11/1, đơn vị đã nhận được tin báo từ tàu cá BV 95838TS phát hiện tàu cá số hiệu KH 90208TS đang chìm tại vùng biển phía Nam.
Bác sĩ Việt Nam nhiều người rất mực tài năng... cứu bệnh nhân cả trong những điều kiện hy hữu. Bản tin Zing kể: Kể về ngày cấp cứu 25/12, bác sĩ Lâm cho biết đây là lần đầu khoa tiếp nhận bệnh nhân ngộ độc rượu nặng và sử dụng phương pháp truyền bia vào cơ thể.
Vậy là cưỡng chế xong vườn rau Lộc Hưng ở Tân Bình, Sài Gòn: RFA ghi rằng VC cưỡng chế khu đất với lý do được nói là để xây dựng khu trường học đạt chuẩn quốc gia, cho dù suốt gần 20 năm nay người dân tại Vườn Rau Lộc Hưng phải khiếu kiện về vấn đề khu đất này. Vào ngày 22 tháng 12 năm ngoái, lực lượng chức năng kéo đến nhưng chưa có động thủ gì.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.