Hôm nay,  

Miền Trung Chống Hạn

01/07/201000:00:00(Xem: 2888)

Miền Trung Chống Hạn

Bạn,
Theo báo Sài Gòn dẫn nguồn tin từ bộ Nông nghiệp-Phát triển nông thôn của nhà nước CSVN  cho biết, hiện các tỉnh miền Trung đang có nguy cơ bị mất trắng 100 ngàn hécta. Trong khi đó, thời vụ gieo cấy cho vụ hè thu và mùa ở miền Trung đã kết thúc, nhưng vẫn còn hơn 60 ngàn héc ta chưa được gieo cấy do chưa có nước. Trước tình hình đó, các tỉnh miền Trung phải "gồng mình" chống hạn. Báo SGGP ghi nhận thực trạng tại một số tỉnh qua bản tin như sau. Tại Nghệ An, Sở Nông nghiệp-Phát triển nông thôn cho biết, lượng mưa trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong tháng 6 đang thiếu hụt nghiêm trọng, lũ tiểu mãn về cũng chỉ đạt 60-70mm, trong khi trung bình nhiều năm là 150-200mm, cùng với tình trạng gió Lào khô nóng kéo dài hơn nửa tháng nay khiến toàn tỉnh như một lò lửa. Cũng theo cơ quan này, hiện Nghệ An vẫn còn hơn 26 ngàn hécta chưa thể tiến hành gieo cấy, trong đó 6 ngàn hécta có thể phải bỏ trắng vì nước tưới vô cùng khó khăn. Thêm vào đó, nước sinh hoạt cho bà con vùng trung du miền núi của tỉnh này cũng đang gặp khó khăn, ở các cửa sông thì mặn hóa xâm nhập, chưa năm nào các sông trên địa bàn Nghệ An lại xuất hiện mặn sâu và sớm như năm nay.


Hà Tĩnh cũng đang phải gồng mình chống chọi tình trạng thiếu nước sản xuất, thiếu nước sinh hoạt diễn ra khắp nơi. Theo Sở Nông nghiệp-Phát triển nông thôn tỉnh Hà Tĩnh, hiện có 165 trong tổng số 325 hồ chứa trên địa bàn đã bị cạn kiệt, trong khi lượng mưa thời gian qua chỉ đạt 13%-29%. Sông La ngay từ đầu tháng 3 đã bị mặn hóa xâm nhập, trong tháng 4 độ mặn đo được lên tới 8,530, vượt mức cho phép nhiều lần. Khoảng 39 ngàn hécta  lúa đang chết khát. Không chỉ có lúa, hiện còn có 120 ngàn người dân thuộc các huyện như Hương Khê, Hương Sơn bị thiếu nước sinh hoạt trầm trọng, kéo dài, phải dùng xe bồn chở nước từ hồ Kẻ Gỗ đưa lên cho bà con dùng làm nước sinh hoạt.
Trước tình hình trên, các cơ quan chức năng cho rằng, chỉ có một giải pháp trong giai đoạn hiện nay là các tỉnh phải tiết kiệm nước, rà soát, quản lý chặt chẽ nguồn nước, không nên gieo cấy chạy theo thành tích, những nơi nào không thể cấy lúa thì nên chuyển sang trồng cây hoa màu để giúp nông dân sống chung với hạn.
Bạn,
Báo SGGP dẫn nguồn tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết ở miền Bắc và miền Trung đã xảy ra nắng nóng trên địa bàn rộng. Nguyên nhân là do các khu vực trên đang chịu ảnh hưởng của rìa phía Nam rãnh áp thấp nóng lan chuyển từ phía Tây sang VN, trong khi ở phía Bắc của VN lại xuất hiện một khối áp cao lạnh lục địa nên rãnh áp thấp nóng phía Tây bị nén dần về miền Bắc và miền Trung, làm cho nhiệt độ đột ngột tăng cao.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.