Hôm nay,  

Dân Khổ Vì Mất Rừng

03/05/201000:00:00(Xem: 2838)

Dân Khổ Vì Mất Rừng

Bạn,
Theo ghi nhận của báo Sài Gòn, tại miền Trung, các cơ quan chức năng và các nhà khoa học báo động rằng hệ thống rừng dầu nguồn đang bị tàn phá, do các dự án thủy điện và nạn phá rừng. Riêng ở tỉnh Quảng Nam, tình trạng mất rừng đầu nguồn đã tác hại rất lớn cho nông dân các huyện hạ du, gây ra những hậu quả về hạn hán và lũ dữ. Báo Lao Động  ghi nhận ý kến của các viên chức hữu trách về thảm họa này  tại Quảng Nam như sau.
Mới đây, tại một cuộc họp giải quyết về  những tác hại của các dự án thủy điện trên sông Vu Gia,Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên Môi trường Nguyễn Thái Lai đã từng khẳng định: "Nơi nào có thuỷ điện, nơi đấy bị cạn kiệt nước, ảnh hưởng nghiêm trọng hạ du". Trong khi đó, theo ý kiến của giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng, trưởng khoa Thuỷ lợi, Đại học Bách khoa Đà Nẵng, nói: "Điều cốt lõi nhất là phải có một đạo luật thật nghiêm về bảo vệ rừng đầu nguồn. Mất rừng, môi trường bị huỷ hoại, cả nước sẽ lâm nguy chứ không chỉ riêng Quảng Nam. Mất rừng, môi trường bị huỷ hoại, cả nước sẽ lâm nguy chứ không chỉ riêng Quảng Nam. Còn với thực trạng xây dựng thuỷ điện dày đặc như hiện nay, hạ du chỉ còn nước tính toán chuyển đổi cây trồng, chuyển đổi ngành nghề cho nông dân. Xưa nay không ai làm nông mà giàu cả, phải tính hiệu quả kinh tế lớn mà các nhà máy thuỷ điện đem lại, dù là chỉ trước mắt".


Phát biểu này của  giáo sư  Hùng  đã bị phó chủ tịch huyện Đại Lộc  Phan Đức Tính bác bỏ: "Đúng là làm nông xưa nay không ai giàu, song không thể cùng một lúc có thể chuyển đổi ngành nghề cho hàng vạn nông dân vùng hạ du, chuyển đổi hơn 10 ngàn hécta đất nông nghiệp. Chỉ với vài ba trăm hộ tái định cư lòng hồ, các dự án thuỷ điện cũng không lo xong cho dân, nay bảo cả chục ngàn nông dân bỏ ruộng, hậu quả xã hội khó lường hết. Sông cạn, không chỉ đất nông nghiệp khô, mất khả năng sản xuất mà vùng sinh thái hạ du sẽ bị nguy kịch. Sự thay đổi quá chóng vánh ở các làng quê, các ngành nghề ở nông thôn sẽ làm xáo trộn mạnh cuộc sống và bộ mặt nông thôn. Còn chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần thuỷ điện A Vương ông Nguyễn Văn Lê thì quan niệm rằng, những hậu quả về khô hạn và lũ dữ ngày càng nặng nề hơn có nhiều lý do tổng hợp chứ không chỉ riêng các dự án thuỷ điện gây ra. Trực quan nhất là việc phá rừng đầu nguồn, phát triển các khu đô thị mới dày đặc ở hạ lưu, ngăn sông, lấp biển, nâng quốc lộ tránh lũ... Vì vậy, để mổ xẻ vấn đề xã hội rộng lớn này cần thời gian, với sự tham gia của nhiều nhà khoa học, bộ ngành trung ương...
Bạn,
Cũng theo báo Báo Lao Động, thực tế đúng như ông Lê nói, bởi đại  nạn sông cạn, rừng mất, cửa biển bị sa bồi, hàng chục ngàn người dân vùng hạ du khốn đốn... trở thành vấn đề xã hội lớn, ngoài tầm của một địa phương. Chỉ có điều là người dân lao động nghèo ở nông thôn đang phải đối mặt với hậu quả này.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.