Hôm nay,  

Dòng Kênh ‘tắt Thở’

01/05/201000:00:00(Xem: 3228)

Dòng Kênh ‘Tắt Thở’

Bạn,
Theo báo Sài Gòn, trên địa bàn quận Bình Tân TPSG có dòng kênh Đen (còn gọi là kênh Nước Đen), thoát nước cho lưu vực rộng 785 hécta với khoảng 120 ngàn cư dân sinh sống, hiện giống một bãi rác khổng lồ với mùi hôi khủng khiếp.  Vào cuối  năm 2005, trạm "xử lý nước thải" Bình Hưng Hòa đã được đưa vào vận hành để  khử  nước trên kênh  này. Dù đưa vào hoạt động hơn  4 năm qua, dòng nước kênh này không được cải thiện mà dường như càng tồi tệ hơn. Báo Người Lao Động ghi nhận về thực trạng này qua bản tin như sau.
Ấn tượng đầu tiên của  phóng viên là kênh Đen bị "bức tử" bởi không biết cơ man nào là các loại rác thải, rác sinh hoạt, lục bình, bùn đất, đá... dù có nhiều bảng cấm đổ rác được cắm dọc bờ kênh. Phóng viên chợt hiểu những than phiền của bạn đọc: Nước kênh Đen đã "hết đen" không phải vì đã trong xanh mà vì nó đang khoác trên mình quá nhiều màu sắc khác nhau! Đoạn kênh chảy qua trước trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hòa, dòng nước đen ngòm đặc quánh, nhiều khối đất - rác, trên đó cây cỏ xanh um, trông như những cù lao nhỏ. Dòng kênh  với mùi hôi khủng khiếp đang ngày ngày tra tấn người dân.


Ông Đỗ Tấn Long, Trưởng Phòng Thoát nước thuộc Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập TPSG , khẳng định trung tâm đã nạo vét, khơi thông dòng chảy kênh Đen trong tháng 1-2010 nhưng do tính chất, đặc điểm của dòng kênh là rất mau bồi lắng, do số rác lưu cữu phân hủy thành bùn. Do vậy có khả năng sẽ phải tiếp tục nạo vét kênh này trong năm nay.  Còn về việc  khử rác trên kênh Đen, uỷ ban quận Bình Tân, đây không phải là nhiệm vụ của quận mà là trách nhiệm của đơn vị quản lý. Nhưng do kênh nằm trên địa bàn quận nên hằng năm quận vẫn chỉ thị uỷ ban phường Bình Hưng Hòa A phối hợp với Công ty Môi trường đô thị tổ chức vớt rác. Cơ quan nào cũng khẳng định mình đã làm tròn trách nhiệm nhưng không hiểu vì sao kênh Đen vẫn cứ ô nhiễm đến như vậy.
Về trạm "xử lý nước thải" cho dòng kênh, ông Trần Quân, Phó Phòng Quản lý nước thải Trung tâm Chống ngập (đơn vị vận hành trạm xử lý), cho rằng trạm  hoạt động  ổn định. Tuy nhiên nước vẫn đen là do hai nguyên nhân: Chưa có hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt từ các nhà cư dân về trạm này, nên nước thải từ nhà cư  dân vẫn thải trực tiếp ra kênh, hòa chung với nước đã qua khử lọc.
Bạn,
Cũng theo báo Người Lao Động, trong tiến trình tìm hiểu, phóng viên chứng kiến rất nhiều cơ sở dệt nhuộm vẫn hoạt động trong khu dân cư phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, dù đây là những ngành nghề cấm hoạt động trong khu dân cư. "Không chỉ có mùi hôi của kênh mà ngày nào nước nhuộm cũng thải ra cống, khói bốc lên ngùn ngụt, mùi tanh lợm khiến buồn nôn. Người dân sống ở đây khổ lắm!", một nữ cư dân đã than như thế.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.