Hôm nay,  

1 Làng, 2 Tỉnh Quản Lý

4/29/201000:00:00(View: 3535)

1 Làng, 2 Tỉnh Quản Lý

Bạn,
Chuyện kể trong lá thư này xảy ra tại một khu vực thuộc địa giới hai tỉnh Thưà Thiên-Huế và Quảng Trị. Hàng trăm người dân trong làng thuộc dân số tỉnh Thưà Thiên nhưng lại có "hộ khẩu" (sổ thường trú) của tỉnh Quảng Trị. Nguyên nhân là làng này nguyên thuộc huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị, do địa giới giáp tỉnh Thưà Thiên-Huế, để tiện liên lạc xin giấy tờ,  dân làng xin được nhập vào tỉnh này, và được trung ương chấp thuận, nhưng gưã uỷ ban hành chính hai tỉnh lại không đồng thuận  về ranh giới, khiến  cuộc sống người dân gặp nhiều khó khăn như ghi nhận của báo Người Lao Động qua bản tin như sau.
Thôn Phú Kinh Phường có diện tích chưa đến 5 hécta, có 40  gia đình và hơn 250  người. Thôn này nằm trong địa phận xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên -  Huế không giáp ranh với tỉnh Quảng Trị nhưng người dân ở đây lại thuộc sự quản lý của xã Hải Hòa, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị nằm cách đó đến khoảng 40 km. Theo quyết định của thủ tướng  Chính phủ ngày 22-11-1995 về việc giải quyết tranh chấp ranh giới của hai tỉnh Thừa Thiên - Huế và Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị phải bàn giao nguyên trạng hai thôn Tân Lập (xã Hải Ba), thôn Phú Xuân (xã Hải Xuân) và thôn Phú Kinh Phường (xã Hải Hòa) của  huyện Hải Lăng về cho xã Phong Thu và Phong Mỹ thuộc huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế quản lý.


Tiếp đó, trước kiến nghị của người dân các thôn này lên huyện Hải Lăng xin được nhập vào tỉnh Thừa Thiên - Huế, ngày 14-5-2007, uỷ ban huyện Hải Lăng có công văn xin  uỷ ban tỉnh Quảng Trị chuyển giao ba thôn trên cho chính quyền huyện Phong Điền quản lý với hình thức chuyển toàn bộ hộ khẩu, giữ nguyên tên từng thôn. Nhưng đến ngày 24-5-2007, uỷ ban tỉnh Quảng Trị lại có công văn trả lời chưa đồng ý vì giữa hai tỉnh vẫn chưa thống nhất cách giải quyết và đang đề nghị chính phủ xem xét giải quyết. Trưởng thôn Phú Kinh Phường là Nguyễn Văn Sum  cho biết: "Do thiếu đất nên đa số người dân ở đây không có việc làm, chủ yếu sống bằng nghề xúc cát, phát rẫy thuê. Cuộc sống hết sức khó khăn, các con phải nghỉ học sớm.
Ở dọc Quốc lộ 1A, là dân nông nghiệp nhưng lại thiếu đất canh tác nên đa số người dân thuộc thôn Phú Xuân B (xã Hải Xuân, huyện Hải Lăng) sống bằng thu nhập từ bóc vỏ cây thuê, làm chổi bán dạo. Dù là người do xã Hải Xuân quản lý nhưng lại sống trên địa phận xã Phong Thu, huyện Phong Điền. Hậu quả là toàn bộ 52  gia đình ở đây chưa có  giấy chủ quyền về nhà đất. Giáp với thôn Hải Xuân B, thôn Tân Lập (xã Hải Ba, huyện Hải Lăng) cũng nằm trong địa phận xã Phong Thu, huyện Phong Điền.
Bạn,
Cũng theo báo  Người Lao Động, trưởng thôn Tân Lập nói trê đã kể ra một loạt khó khăn của người dân ở đây:  không đất sản xuất, không nghề nghiệp ổn định, việc liên lạc với xã Hải Ba rất khó khăn vì cách xa gần 40 km.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Doanh nghiệp Nhật Bản rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp VN…
Bắt đầu quan ngại rồi… xuất cảng rau quả giảm trong năm nay.
Không dưng Việt Nam lại trở thành bãi đáp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trốn thuế…Báo Đất Việt kể: Lo Việt Nam thành bãi đáp cho DN Trung Quốc tránh thuế…
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, vào Chủ Nhật này (ngày 6 tháng 10/2019) là tròn 132 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
Thường khi đầu tư vẫn có nghĩa là ném tiền lên cho bay theo gió… Chưa hẳn thế, nói đầu tư, có khi tiền vào túi riêng cán bộ và rồi khai đầu tư chưa hiệu quả…
Sinh viên đánh bài trong trường đại học. Đặc biệt đây là trường sư phạm… nghĩa là các thầy giáo tương lai.
Cấm hút thuốc thử nghiệm… hy vọng s4 thêm du khách không ưa thuốc lá.
Chính phủ CSVN bán nước với giá trên trời… làm người dân chới với.
Ngày cxàng khó thổ tại Hà Nội, khó thở tới sinh bệnh đủ thứ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.