Hôm nay,  

Sinh Viên Năm Thứ 1

02/12/200500:00:00(Xem: 5950)
Bạn,

Theo báo quốc nội, sau những ngày đầu tiên náo nức bước chân vào cổng trường đại học, các sinh viên năm thứ 1 tại VN bắt đầu đối mặt với bao nỗi lo, từ chuyện tiền đến chuyện học. Và gần 3 tháng trôi qua kể từ khi các trường đại học, cao đẳng trong nước khai giảng niên khoá 2005-2006 vào thượng tuần tháng 9, trên các diễn đàn sinh viên, liên tiếp xuất hiện những tâm sự, nỗi niềm, những lo âu của những tân sinh viên năm nhất.. Báo Thanh Niên ghi nhận về những lo âu của những tân sinh viên tại một số trường đại học qua đoạn ký sự như sau.

Vấn đề "đầu tiên" khi sinh viên gặp phải chính là tiền. Nguyễn Hoàng, sinh viên năm thứ nhất ĐH Bách khoa Hà Nội cười buồn: "Em từ Nghệ An ra, lần đầu tiên cầm trong tay 2 triệu đồng. Hôm lên tàu phải chia làm hai, một nửa cho vào trong tất, nửa dắt cạp quần mà vẫn lo mất. Ấy vậy mà đóng học phí, tiền ở Ký túc xá xong, còn lại gần một triệu chẳng hiểu tiêu gì mà sau có 2 tuần đã thấy vơi đi quá hai phần ba. Lần đầu cầm tiền nhiều đến thế, cứ thiếu gì là mua đại, không tính toán gì nên giờ tiền ăn khó mà đủ. Viết thư về xin mẹ chắc cũng chẳng có, đành ăn mì tôm trừ bữa chờ đến tháng sau vậy".

Chuyện lần đầu tiên những sinh viên năm nhất làm chủ số tiền của mình với những cậu ấm cô chiêu đã quen ăn tiêu hoang phí chẳng khác nào chuyện chim xổ lồng. Những chốn ăn chơi nơi thành phố, trò game nhập vai hấp dẫn như viên kẹo ngọt với đứa trẻ, chúng đã "nuốt" những đồng tiền ấy một cách ngon lành. Trong một tập thể lớp, sự chênh lệch giàu nghèo cũng phản ánh rõ mồn một trên từng tấm áo.

Một sinh viên quê ở xã Thủy Xuân Tiên (huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây) hồn nhiên kể: "Hồi ở nhà đi học, xe non hơi chạy vào nhà bên đường mượn cái bơm, tranh thủ vục mặt vào vại nước làm một hơi nước lã. Hôm đầu em cũng vào mượn bác sửa xe cái bơm, nào ngờ bác nguýt dài rồi bảo: "Thế mày định cho tao ăn đất à". Ở đây cái gì cũng tiền! Mỗi tháng, số tiền mẹ cho chỉ có hạn nên đôi khi mình đau đầu vì các khoản đóng góp".

Về chương trình, ngoại ngữ luôn là "nỗi đau triền miên" với phần lớn sinh viên ngoại tỉnh. Lò Văn Tuân, một sinh viên từ Sơn La xuống Hà Nội học ngành Xã hội học bộc bạch: "Các môn khác thì mình không sợ, cần cù bù thông minh rồi cũng qua, nhưng môn ngoại ngữ thì "căng" quá! Mới thi thử giữa kỳ mà đã "đứt" rồi. Muốn được điểm khá phải đi học thêm, nhưng tiền ăn còn chẳng đủ nữa là tiền học thêm."

Bạn,

Báo Thanh Niên phân tích rằng chính vì thay đổi môi trường sống, những áp lực về kinh tế đã khiến không ít sinh viên năm thứ nhất bị "cú sốc" trước giảng đường. Tâm lý căng thẳng, chán nản, thất vọng và lo toan ùa về ngay sau men chiến thắng khi họ bước qua cổng trường đại học.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.