Hôm nay,  

Tai Nạn Ở Các Công Trình

12/3/200800:00:00(View: 4279)
TAI NẠN Ở CÁC CÔNG TRÌNH
Bạn,
Theo Tin Tức điện báo, hiện tại ở TP. Sài Gòn có đến hàng ngàn công trình xây dựng cao tầng phân bổ ở hầu hết các quận, huyện. Những công trình xây dựng dân dụng vừa nhỏ và vừa thì không đếm xuể. Nhưng để tìm một công trình xây dựng bảo  đảm được tất cả  quy định an toàn cho công nhân thì quả là chuyện không dễ. Nỗi ám ảnh không chỉ đến với những công nhân,mà ngay cả người đi đường cũng phải chạy vội vàng khi đi ngang qua những chiếc cần cẩu chọc trời đang vươn ra những con đường ở khu vực trung tâm TP.SG. Tin Tức điện báo ghi nhận về thảm họa này như sau.
Vòng quanh một vài công trình xây dựng cao ốc trong nội thành TP. SG cho thấy, phần lớn các công trình này không thiết kế lưới chống vật rơi và lưới chắn chính yếu là để chống bụi. Trong số ít những công trình có trang bị lưới chống rơi thì cũng không bảo đảm an toàn, đúng theo quy định. Khoảng cách giữa hai giàn lưới tại các công trình thường cách nhau đến 2-3 tầng. Trong khi theo quy định khoảng cách tối đa chỉ 6m. Giàn giáo lắp mang tính tạm bợ là chuyện tương đối phổ biến bên trong toà nhà, dẫn đến nguy cơ té ngã rất lớn.
Tài liệu phân tích nguyên nhân tử vong trong những vụ tai nạn cho thấy, chết do ngã từ trên cao là một trong những nguyên nhân chính. Thống kê của Thanh tra An toàn lao động thành phố cho thấy, từ đầu năm đến nay đã xảy ra trên 10 vụ tai nạn do ngã cao từ giàn giáo, giáo chống đổ bê tông.

Ngoài nguyên nhân ngã từ trên cao, điện giật cũng là một nguyên nhân khá phổ biến. Thực tế tại các công trình mà phóng viên tiếp cận được cho thấy nguy cơ này luôn rình rập. Tai nạn điện nghiêm trọng xảy ra ngày càng nhiều xuất phát từ các công trình xây dựng cao tầng gần đường dây cao thế, những xe cẩu, xe nâng hoạt động sát đường dây khi trời mưa, sấm sét, nguy cơ phóng điện là rất lớn. Quy định về an toàn trong xây dựng yêu cầu, dây dẫn điện phải có 2 lớp vỏ bọc cách điện và phải treo trên cao. Ngoài ra, để  bảo đảm an toàn, hệ thống điện ở các công trình này phải có cầu dao tổng và các cầu dao nhánh. Tuy nhiên, tại các công trình mà  phóng viên biết thì gần như không thấy một đơn vị nào có cột dẫn điện và hệ thống cầu dao như quy định.
Bạn,
Tin Tức  điện báo ghi nhận rằng tại một công trình xây dựng cao tầng ở khu vực quận 2, dây dẫn điện ở đây được kéo tuỳ tiện trên sàn, công nhân  lại giẫm lên. Các vật nặng như sắt thép đè lên dây dẫn điện là cảnh tượng thường thấy. Nhiều sợi dây điện rất nhỏ quấn chi chít vào các thiết bị sắc bén như lưỡi cưa, máy mài, các đầu nối thì mắc sơ sài. Con số thống kê gần đây cho thấy, tai nạn do điện giật xảy ra rất cao, đầu năm đến nay đã xảy ra 28 vụ, chiếm tới 45.2% trong tổng số vụ tai nạn lao động chết người tại thành phố Sài  Gòn.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Ông nói tiếng Việt... đó cũng là điểm tuyệt vời. Năm 1996, ông là một trong những nhà ngoại giao Hoa Kỳ đầu tiên làm việc ở Việt Nam tính kể từ khi chiến tranh kết thúc... cũng là điểm ghi nhớ.
Tin ghi rằng vào tối 17.1, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.SG Đinh La Thăng, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong và lãnh đạo TP có buổi gặp gỡ các Tổng lãnh sự,
Có phải chung quanh Văn Miếu Hà Nội có rất nhiều ông đồ dỏm? Và có phải chung quanh nhà nước Ba Đình có rất nhiều Tiến sĩ dỏm?
Đại đa số đều dị ứng với loa phương... Chỉ thiểu số mới haà lòng, trong đó dĩ nhiên có cán bộ điều hành loa phường. Nên bỏ loa phường chăng? Sẽ dùng email, hay dùng mạng xã hội thay cho loa phường?
Báo Kinh Tế Thủ Đô có bản tin gọi là “Đẩy mạnh dạy và học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài” hôm 10/1/2017 trong đó ghi rằng Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc
SEOUL, Nam Hàn – Có 3/10 người dân Nam Hàn du lịch đơn độc trong năm ngoái khi họ đi ra ngoài nước, theo một bản phân tích.
Bi thảm là như thế... Nợ công của Việt Nam đã vượt trần, nhưng cán bộ quyền chức và giới nhà giàu vẫn xài tưng bừng.
Công an đánh người trở nên thường hơn... thậm chí khi đánh chết người, lại nói là nạn nhân chết vì chạy quá sức. Đó là một mảng trong toàn cảnh của cường hào,
Có chạy tới cùng trời cuôi đất, mình với ta cũng khó bỏ nhau? Đó là chuyện của Việt kiều, nhưng cũng là số phận của dân mình... Có lẽ, khi chưa dứt nghiệp.
Có nên bỏ Tết Âm lịch hay không? Có phải vì nghỉ Tết nhiều ngaỳ, vì ăn nhậu tưng bừng... nên nước nghèo và dân bệnh? Một số trí thức trong nước bàn chuyện nên bỏ Tết Nguyên Đán để VN giàu hơn...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.