Hôm nay,  

Trẻ Nghèo Bỏ Học

31/10/200800:00:00(Xem: 2635)
TRẺ NGHÈO BỎ HỌC
Bạn,
Theo báo SGGP. trong khi học sinh, sinh viên trên  toàn VN đã bắt đầu năm học mới từ lâu thì nhiều trẻ nghèo ở một số quận, huyện ngoại thành SG phải bỏ học. Đây là con em các gia đình nhập cư, không có giấy khai sinh, căn cước, "hộ khẩu", những  giấy tờ  cần thiết để xin theo học ở các trường địa phương. Báo SGGP ghi nhận thực trạng này qua một số trường hợp như sau.
Năm học này, hai chị em Trần Ngọc Hạnh và Trần Ngọc Hoàng (ở hẻm 769 đường Phạm Thế Hiển, phường 4, quận 8) phải nghỉ học vì thủ tục chuyển cấp không hợp lệ, do thiếu hộ khẩu. Bà Nguyễn Thị Kim, mẹ của 2 em cho biết: Hai con bà đã học hết lớp 9 Trường trung học cơ sở Chánh Hưng. Bà đã làm hồ sơ gửi đến nhiều trường trung học phổ thông trong quận nhưng đều bị từ chối. Thế là Hạnh, Hoàng đành ở nhà.  Còn bé Trần Ngọc Hiển Vinh, cháu nội của bà Kim, năm nay tròn  6 tuổi cũng chưa được đến trường. Bà Kim đã "gõ cửa" trường tiểu học ở quận 8 để xin cho cháu vào lớp 1 nhưng ở đâu bà cũng bị lắc đầu. Các trường đều yêu cầu cháu bà phải có hộ khẩu hoặc giấy tạm trú dài hạn KT3 nhưng gia đình bà Kim chưa có hộ khẩu thì làm sao bé Vinh có KT3, dù bà Kim đã ở đây được 16 năm.

80% trẻ em ở các tổ 115, 116, 117, 118 phường 4, quận 8 đều phải nghỉ học nửa chừng, phần vì nghèo, phần vì "vướng" giấy tờ, hộ khẩu. Gần 200 gia đình cư dân ở đây đều là "nhà không số." Thử làm một phép tính đơn giản: Giả sử mỗi  nhà có từ 2-3 trẻ em, thì số học sinh không được đi học ở đây đã lên tới hàng trăm! Các con của ông Trần Ngọc Hưng (nhà không số, phường 4 quận 8) cũng trong hoàn cảnh tương tự. Ông Hưng than: "Không biết bao giờ chúng tôi mới được cấp số nhà, có địa chỉ để cho sắp nhỏ đi học" Dân nghèo chúng tôi muốn mượn tiền ngân hàng để làm ăn buôn bán cũng không có giấy tờ gì để thế chấp!"Õ
Ông Hưng cùng nhiều gia đình cư dân khác đã sinh sống ở đây được gần 20 năm. Họ lận đận vì hộ khẩu đã đành, nhưng nếu kéo dài tình trạng trên, tương lai của con cháu họ sẽ đi về đâu"
Cư dân Đặng Thanh Hòa (ấp Thiên Phước, phường Long Bình, quận 9) có ba người con thì cả ba đều chưa một lần được cắp sách đến trường. Khi lấy nhau, cả hai vợ chồng anh Hòa chỉ biết đi mò cua, bắt ốc kiếm sống. Rồi những đứa con lần lượt ra đời, chuyện cơm áo càng thêm trĩu nặng. Anh Hòa tâm sự: Vợ chồng tôi đầu tắt mặt tối mà vẫn không đủ ăn, đâu dám nghĩ đến chuyện học hành cho đám nhỏ. Cũng chẳng có việc gì cần đến giấy tờ, nên tôi& quên luôn cả việc khai sinh cho các cháu."
Bạn,
Báo SGGP nêu thêm trường hợp ở ấp Thiên Phước, phường Long Bình, quận 9 RPSG,  rất nhiều trẻ em ở ấp này vì hoàn cảnh quá nghèo nên phải bỏ học nửa chừng, trong đó có không ít trẻ phải vào đời sớm để kiếm tiền phụ gia đình.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Doanh nghiệp Nhật Bản rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp VN…
Bắt đầu quan ngại rồi… xuất cảng rau quả giảm trong năm nay.
Không dưng Việt Nam lại trở thành bãi đáp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trốn thuế…Báo Đất Việt kể: Lo Việt Nam thành bãi đáp cho DN Trung Quốc tránh thuế…
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, vào Chủ Nhật này (ngày 6 tháng 10/2019) là tròn 132 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
Thường khi đầu tư vẫn có nghĩa là ném tiền lên cho bay theo gió… Chưa hẳn thế, nói đầu tư, có khi tiền vào túi riêng cán bộ và rồi khai đầu tư chưa hiệu quả…
Sinh viên đánh bài trong trường đại học. Đặc biệt đây là trường sư phạm… nghĩa là các thầy giáo tương lai.
Cấm hút thuốc thử nghiệm… hy vọng s4 thêm du khách không ưa thuốc lá.
Chính phủ CSVN bán nước với giá trên trời… làm người dân chới với.
Ngày cxàng khó thổ tại Hà Nội, khó thở tới sinh bệnh đủ thứ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.