Hôm nay,  

Cơm Tăng Giá Theo Gạo

4/29/200800:00:00(View: 3983)

Bạn,

Theo ghi nhận của báo Sài Gòn, từ  trung tuần tháng 4  đến nay, giá gạo tăng đột  ngột đã ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân ở các thành phố, thị xã, thị trấn   tại VN, nhất là những lao động nghèo.  Và giá gạo tăng cũng đã khiến cho sinh viên, công nhân,  ăn cơm quán khốn đốn vì tiền cơm tăng cao. Báo Dân Trí ghi nhận thực trạng này như sau.

Tại Sài Gòn, gạo "đội giá" khiến các quán cơm cũng đồng loạt điều chỉnh giá bán cơm. Quán cơm Hương Thủy tại quận Bình Thạnh tăng giá một đĩa cơm có thức ăn từ mức 15 ngàn đồng/đĩa lên 20 ngàn đồng/đĩa. Bà chủ tiệm cơm này cho biết: "Giá bán cơm sẽ còn tăng nữa vì chúng tôi mua gạo rất khó khăn, nhiều đại lý gạo là các mối quen hù dọa:"Ngày hôm sau giá gạo còn cao hơn hôm nay".  Ngọc Lâm, sinh viên trường Đại học Hồng Bàng than vãn:  một chén cơm thêm đã bị chủ quán chặt 2 ngàn đồng. Tình hình này thì tụi em thủng túi sớm nếu không nhận thêm "viện trợ" từ gia đình.

Tại thành phố Cần Thơ,theo tìm hiểu của phóng viên ở các quán bán cơm hì hầu hết đều tăng giá. Mức giá tăng cũng chóng mặt từ 2 ngàn đến 3 ngàn đồng/phần, có nơi đến 5 ngàn đồng/phần.Một số cơ sở bán cơm nhỏ lẻ trước đây bán với mức 8 ngàn đồng/phần thì trong 3 ngày qua đã tăng lên 10 ngàn đồng/phần. Trong khi đó nhiều quán cơm lớn hơn thì tăng từ 10 ngàn đồng lên 13 ngàn đồng/phần, có nơi tăng đến 15 ngàn đồng/phần.

 Trong khu ký túc xá sinh viên Cần Thơ, nhiều chủ căng tin vẫn giữ mức giá 8 ngàn đồng/phần, nhưng phần cơm ít đi. Một chủ căng tin cho biết, mấy ngày qua giá gạo tăng quá cao, nên quán định tăng lên 1 ngàn đến 2 ngàn đồng, vì bán cho sinh viên nên quán phải giữ giá nhưng đành phải giảm suất cơm để tránh bị lỗ. 

Tại Sóc Trăng, nhiều cơ sở bán cơm cũng đồng loạt tăng giá để "tránh bù lỗ". Một chủ quán cơm cho biết "mấy ngày qua người ăn kêu trời vì giá cơm tăng, nhưng chúng tôi không làm khác hơn vì phải theo giá gạo đang tăng trên thị trường". Khi  phóng viên hỏi về mức tăng hơi cao so với việc giá gạo tăng thì nhiều chủ quán biện minh rằng để "phòng" giá gạo sẽ tăng nữa.

Bạn,

 Cũng theo báo Dân Trí, tại  một số chợ ở  Sài Gòn, các mặt hàng như trứng, mỳ gói đột ngột đắt hàng. Nhiều bà nội trợ trữ mặt hàng này trong gia đình do lo ngại giá gạo tăng cao và khan hiếm kéo dài sẽ không còn gạo để ăn.Một bà nội trợ mua thực phẩm tại chợ An Đông TPSG cho biết:  bà ta phải cắt giảm lượng gạo nấu cho cả gia đình từ 2 lon xuống còn 1.5 lon vì giá gạo tăng cao.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Có phải đường hư vì không xe? Hay phải chăng xe nhiều làm đường hư sớm? Hay phải chăng rút ruột công trình đã làm đường hỏng sớm?
Vậy là Trung Quốc ngày càng tăng lực ở Biển Đông, tuần này là đưa chiến đấu cơ tối tân tới đảo Phú Lâm... Tương lai thấy rõ, ngư dân Việt sẽ đi đánh cá xa hơn nữa.
Cá ngừ vẫn là theo mùa... hễ trúng mùa, là giá giảm. Do vậy, ngăn ngừa giảm giá là một ưu tiên. Báo Nông Ngiệp VN kể: Tham gia chuỗi liên kết cá ngừ giúp ngư dân khắc phục ‘được mùa mất giá'...
Thế gian nhiều âu lo... tai nạn vây khắp trời... Báo Ấp Bắc kể chuyện: Chìm sà lan, 2 vợ chồng tử vong.
Lại nỗi lo ung thư, trong thời nhìn đâu cũng thấy độc chất... Chủ yếu vì sao? Hút thuốc, nhậu rượu, khói xe, ăn uống nhằm thực phẩm bẩn, trái cây ngậm hóa chất... Đặc biệt là nỗi lo, căng thẳng là bệnh.
Tiếng Việt mới kiểu GS Bùi Hiển nhiều phần sẽ được dạy thí điểm tại một đaị học Sài Gòn... nếu ý kiến của Phó giám đốc Sở GDĐT TP.HCM Phạm Ngọc Thanh không bị cấp cao hơn bác bỏ. Vậy là tương đương một màn đốt sách vĩ đại. Không cần một mồi lửa nào, mà cả kho tàng sách chỉ trích ông Hồ bỗng dưng từ từ bị đẩy vào hư vô. Sách chống Cộng sẽ trở thành chữ Nôm thế kỷ 21?
Mở mắt ra là thấy chuyện gì cũng làm hỏng đất nước mình, thò tai ra nghe là nhức nhối chuyện gì cũng hại cho người dân… Từ chuyện bằng dỏm, cho tới sông Mekong.
Báo Người Đưa Tin kể rằng: Ngày 28/11, Công an TP.Hải Phòng cho biết, lực lượng PC46 đang tạm giữ lô hàng không có giấy tờ hợp pháp, được vận chuyển từ Móng Cái (Quảng Ninh) về Hải Phòng tiêu thụ.
Có phải nhà nước đang bịt miệng các luật sư nhân quyền? Và bịt miệng công khai, không giấu giếm gì… bất kể thế giới đang dòm ngó.
Có thể hình dung rằng người đời sau sẽ nhớ nhiều nhất về Giáo sư Lê Hữu Mục là công trình chứng minh rằng ông Hồ Chí Minh không phải tác giả tập thơ “Ngục Trung Nhật Ký” – nghĩa là, Giáo sư họ Lê chứng minh rằng ông Hồ đã chôm lấy bản thảo và rồi ghi tên ông Hồ là tác giả.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.