Hôm nay,  

Phố Buôn Bán Vải Vụn

11/04/200700:00:00(Xem: 6569)

Bạn,

Theo báo quốc nội, tại quận Tân Phú, thành phố Sài Gòn, có con đường  Phú Thọ Hòa, thuộc phường Phú Thọ Hòa,  từ gần chục năm nay, được cư dân địa phương gọi là "con đường vải vụn." Đường dài chỉ hơn 1 ki lômét nhưng có gần 130  gia đình  chuyên doanh vải vụn. Đa số họ là người đến từ các tỉnh miền Tây, miền Trung, nhất là ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Tiền Giang. Báo SGGP ghi nhận toàn cảnh về khu phố này qua đoạn ký sự như sau.

Trên địa bàn phường Phú Thọ Hòa có tới 139 gia đình làm nghề mua bán vải vụn. Chỉ có 11 gia đình  nằm rải rác ở các đường lân cận khác, còn lại tập trung hết trên đường Phú Thọ Hòa. Suốt tuyến đường này là các ki-ốt kinh doanh vải vụn san sát nhau. Một buổi chiều, phóng viên đến làm quen với chị Lê Thị Ngọc Sương, quê ở Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi, chủ một cửa hàng vải vụn. Trong ki-ốt rộng khoảng 30m2,  năm người trong gia đình ngồi vây quanh một đống vải vụn trên sàn. Xung quanh, các bao vải xếp chồng lên nhau lèn chặt đến nóc nhà. Những bao vải phế liệu mua về, thường là "hầm bà lằng", trong đó: vải vụn, giấy, bao nylon, bìa carton...Chị Sương cười cho biết: "Chỉ riêng việc lọc các loại vải vụn để riêng ra cũng đã mệt lắm rồi. Cũng như các nhà khác, chị Sương mua vải phế liệu, vải lẻ của các công ty may, rồi phân ra thành nhiều loại vải cho những người khác làm nguyên liệu sản xuất đồ chơi, giẻ lau, thảm lau... Riêng những tấm vải có kích thước lớn, màu sắc đẹp sẽ bán cho những người bán vải ký, cơ sở may để phối lên quần áo; vải kate và nỉ để may và lót khẩu trang. Những mảnh vụn nhỏ hơn thường được bán cho các công ty để lau máy hoặc lau tàu hay xay ra bỏ vào thú nhồi bông, những sợi vải dài dùng để bện thảm...".

Thường, những người làm vải vụn phân loại theo: kích thước và chất liệu. Dựa trên kích thước, vải vụn phân làm các loại như: loại 1, dài từ 60cm trở lên; loại 2, từ 30 đến 60cm; loại 3, từ 10 đến 30cm. Còn phân loại theo chất liệu như: cotton, thun, nỉ, kate, nylon... Chị Sương cho biết: "Giá mua sô vải vụn từ các công ty đã 1,500-1,800 đồng/kg, sau khi phân loại, giá bán thường dao động 1,000 - 3,000 đồng/kg. Vui nhất là những khi "vớ" được những xấp kate hay cotton to bản có thể bán được 10,000-20,000 đồng/kg. Nhưng có lúc dở khóc dở cười khi bao vải vụn phế liệu có quá nhiều "tạp chất": giấy vụn, bìa carton hay vải vụn đến mức không thể vụn hơn. Vì giấy vụn hay bìa carton thì chỉ bán với giá chung 500 đồng/kg, còn vải vụn quá thì chỉ bán được 100-200 đồng/kg hoặc cho vào sọt rác".

Bạn,

Cũng theo báo SGGP, nghề làm vải vụn xuất hiện tại Phú Thọ Hòa từ khoảng năm 1998. Khoảng 2-3 năm gần đây, thị trường vải vụn trở nên nhộn nhịp khi các thương lái Trung Quốc sang lùng mua các loại cotton nguyên chất với giá cao hơn các cơ sở trong nước khoảng 1,000-1.200 đồng/kg. Mỗi ki-ốt xuất khoảng 100-150kg/ngày cho thương lái này. Vì thế, nhà nhà làm vải vụn, đường Phú Thọ Hòa càng nhộn nhịp, đông đúc hơn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tuần này sẽ có rằng tháng 7, Đại Lễ Vu Lan
Phần nhiều trong thế hệ chúng ta đều trải qua những gian nan phận đời
Chuyện lạ: Bán xe máy phải... xác nhận độc thân
Trung Quốc đã bất chấp luật pháp Quốc tế để đem tầu Hải Dương 8 vào thăm dò dầu khí bên trong vùng Đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam
Mưa lũ, bão táp gây nhiều thiệt hại… Bản tin VOH kể về trường hợp: Đánh chìm sà lan, xếp 10.000 bao tải cát cứu đê biển.
Bắt tại trận… đang nhận hối lộ… Nhưng đây là cấp huyện, chưa lên cấp cao.
Tiền từ Hoa Lục đổ vào Việt Nam ào ạt… đầu tư tăng vọt từ TQ chắc chắn là điều quan ngại cho tương lai.
Cũng trong tháng 8 là những ngày để dân tộc Nhật Bản tưởng niệm hai quả bom nguyên tử rơi vào hai thành phố Nhật
Giao thông thông minh… chuyện này khó hiểu. Có thể là điều hướng giao thông qua máy vi tính?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.