Hôm nay,  

Phố Buôn Bán Vải Vụn

11/04/200700:00:00(Xem: 6547)

Bạn,

Theo báo quốc nội, tại quận Tân Phú, thành phố Sài Gòn, có con đường  Phú Thọ Hòa, thuộc phường Phú Thọ Hòa,  từ gần chục năm nay, được cư dân địa phương gọi là "con đường vải vụn." Đường dài chỉ hơn 1 ki lômét nhưng có gần 130  gia đình  chuyên doanh vải vụn. Đa số họ là người đến từ các tỉnh miền Tây, miền Trung, nhất là ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Tiền Giang. Báo SGGP ghi nhận toàn cảnh về khu phố này qua đoạn ký sự như sau.

Trên địa bàn phường Phú Thọ Hòa có tới 139 gia đình làm nghề mua bán vải vụn. Chỉ có 11 gia đình  nằm rải rác ở các đường lân cận khác, còn lại tập trung hết trên đường Phú Thọ Hòa. Suốt tuyến đường này là các ki-ốt kinh doanh vải vụn san sát nhau. Một buổi chiều, phóng viên đến làm quen với chị Lê Thị Ngọc Sương, quê ở Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi, chủ một cửa hàng vải vụn. Trong ki-ốt rộng khoảng 30m2,  năm người trong gia đình ngồi vây quanh một đống vải vụn trên sàn. Xung quanh, các bao vải xếp chồng lên nhau lèn chặt đến nóc nhà. Những bao vải phế liệu mua về, thường là "hầm bà lằng", trong đó: vải vụn, giấy, bao nylon, bìa carton...Chị Sương cười cho biết: "Chỉ riêng việc lọc các loại vải vụn để riêng ra cũng đã mệt lắm rồi. Cũng như các nhà khác, chị Sương mua vải phế liệu, vải lẻ của các công ty may, rồi phân ra thành nhiều loại vải cho những người khác làm nguyên liệu sản xuất đồ chơi, giẻ lau, thảm lau... Riêng những tấm vải có kích thước lớn, màu sắc đẹp sẽ bán cho những người bán vải ký, cơ sở may để phối lên quần áo; vải kate và nỉ để may và lót khẩu trang. Những mảnh vụn nhỏ hơn thường được bán cho các công ty để lau máy hoặc lau tàu hay xay ra bỏ vào thú nhồi bông, những sợi vải dài dùng để bện thảm...".

Thường, những người làm vải vụn phân loại theo: kích thước và chất liệu. Dựa trên kích thước, vải vụn phân làm các loại như: loại 1, dài từ 60cm trở lên; loại 2, từ 30 đến 60cm; loại 3, từ 10 đến 30cm. Còn phân loại theo chất liệu như: cotton, thun, nỉ, kate, nylon... Chị Sương cho biết: "Giá mua sô vải vụn từ các công ty đã 1,500-1,800 đồng/kg, sau khi phân loại, giá bán thường dao động 1,000 - 3,000 đồng/kg. Vui nhất là những khi "vớ" được những xấp kate hay cotton to bản có thể bán được 10,000-20,000 đồng/kg. Nhưng có lúc dở khóc dở cười khi bao vải vụn phế liệu có quá nhiều "tạp chất": giấy vụn, bìa carton hay vải vụn đến mức không thể vụn hơn. Vì giấy vụn hay bìa carton thì chỉ bán với giá chung 500 đồng/kg, còn vải vụn quá thì chỉ bán được 100-200 đồng/kg hoặc cho vào sọt rác".

Bạn,

Cũng theo báo SGGP, nghề làm vải vụn xuất hiện tại Phú Thọ Hòa từ khoảng năm 1998. Khoảng 2-3 năm gần đây, thị trường vải vụn trở nên nhộn nhịp khi các thương lái Trung Quốc sang lùng mua các loại cotton nguyên chất với giá cao hơn các cơ sở trong nước khoảng 1,000-1.200 đồng/kg. Mỗi ki-ốt xuất khoảng 100-150kg/ngày cho thương lái này. Vì thế, nhà nhà làm vải vụn, đường Phú Thọ Hòa càng nhộn nhịp, đông đúc hơn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.