Hôm nay,  

Kiếm Sống Trong Mùa Lũ

8/24/200800:00:00(View: 3771)

Bạn,

Thep báo Sài Gòn, tại miền Tây Nam phần, lữ  đầu nguồn bắt đầu dâng cao, và thời gian này  cũng là lúc người dân  nghèo tất bật với các mô hình làm ăn mùa lũ. Nông dân ở vùng lũ Đồng Tháp rằng lũ ở   đồng bằng sông Cửu Long, bây giờ khá hiền hòa, mùa lũ về là mùa làm ăn để tăng thu  nhập. Báo SGGP ghi nhận về cuộc mưu sinh trong mùa lũ tại tỉnh Đồng Tháp như sau.

Tại tỉnh Đồng Tháp, có xã Long Hậu là nơi có nghề đóng xuồng nổi tiếng ở huyện Lai Vung  từ nhiều năm nay. Những ngày này, người dân Long Hậu khẩn  cấp đóng xuồng "đón lũ". Nông dân Nguyễn Văn Nê, chủ trại xuồng ở ấp Long Hưng 2 nói : "Cả tuần nay làm bù đầu, lũ càng lên thì nhu cầu mua xuồng càng nhiều, buộc tụi tui phải đóng cả ban đêm để kịp cung cấp." Sức tiêu thụ tăng đã kéo giá xuồng tăng theo, bình quân tăng từ 50 ngàn-70 ngàn đồng/chiếc so tháng trước. Theo anh Nê, với giá bán hiện nay, sau khi trừ chi phí còn lời khoảng 30 ngàn- 50 ngàn đồng/chiếc

Đi sâu vào ấp Long Hưng 2 có trại xuồng của anh Bảy Chì đang huy động toàn bộ gia đình đóng xuồng đón lũ. Vợ chồng anh, cùng với các con và mẹ già đã ngoài 70 tuổi cũng tham gia làm xuồng. Anh Chì cho biết, lúc này trở đi là cao điểm của làng xuồng, làm không kịp nghỉ. Trung bình cứ 10 ngày phải cho ra 1 đợt xuồng từ 30-50 chiếc. Xuồng làm xong có thương lái tới nhà mua. Bình quân mỗi mùa lũ, anh Chì sản xuất từ 500-700 chiếc xuồng lớn nhỏ và hàng trăm ghe tam bản. Theo UB xã Long Hậu, lũ về là điều kiện để tăng thu nhập cho làng xuồng. Đàn ông, thanh niên thì làm thợ được 70 ngàn-100 ngàn đồng/ngày. Còn đàn bà, phụ nữ và trẻ em thì trét xuồng, đóng khạp, bào cây, người nào cũng có việc làm. Bởi vậy, lũ về ai cũng háo hức.

Tại các xã Tân Thành, Hòa Long, Long Hậu (huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp), nhiều  nhàcũng vào vụ sản xuất lọp tép bán vào mùa lũ. Chị Bảy Thúy, hàng chục năm trong nghề làm lọp tép ở xã Tân Thành cho biết: Lũ vừa lên là mối lái khắp nơi điện thoại đặt hàng liên tục. Giá lọp lúc này có nhích lên nhưng do chi phí dây kẽm, dây chì& năm nay tăng cao nên lợi nhuận chỉ còn khoảng 50% so giá bán. Anh Nguyễn Thanh Tâm ở xã Hòa Long cho biết thêm: Lũ càng cao thì lọp tép sản xuất ra không đủ tiêu thụ. Nhiều lúc cả nhà làm không kịp, phải thuê thêm thợ, làm tăng số lượng lên 1 ngàn500-2 ngàncái lọp/tháng để cung ứng cho khách hàng. Tương tự, các làng nghề đan lưới ở Lấp Vò (Ịồng Tháp), Thơm Rơm (Cần Thơ), làm lưỡi câu (An Giang cũng tăng cường sản xuất để kịp giao hàng trong mùa lũ.

Bạn,

Theo báo SGGP, các nhà chuyên môn cho rằng,  ở  miền Tây, lũ về sẽ mang lại phù sa, diệt mầm bệnh lưu tồn trên đồng ruộng, nhất là đem lại nguồn lợi thủy sản dồi dào - đây là nguồn sống của nhiều dân  nghèo vùng lũ. Vì thế mà người dân nghèo  miền Tây " nóng lòng" chờ lũ về  để mưu sinh.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Câu chuyện ngập nước vẫn kéo dài cả năm này qua năm kia… Bản tin VOV kể chuyện Sài Gòn ngập: Cơn mưa lớn đã khiến nhiều tuyến đường bị ngập, ảnh hưởng đến giao thông ở TP.SG trong buổi chiều 7/5/2019.
Giá xăng, giá điện cùng tăng… thê thảm là đời sống công nhân. Báo Thanh Niên kể: Xăng, điện cùng tăng, xóm trọ công nhân ở TP.SG lao đao thời 'bão giá'. Họ phải cắt đủ thứ để tiết kiệm: bật đèn trễ để tiết kiệm điện, mang khô từ quê vào ăn đỡ tiền chợ, lấy xe đạp đi chợ đỡ tiền xăng..
Nhà nước báo động rằng tiền đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam đang suy giảm… Bản tin VTV kể rằng thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong giai đoạn 2016 - 2018 của TP.SG đạt 14,4 tỷ USD, tuy nhiên tỷ lệ dự án FDI trong những năm gần đây có dấu hiệu giảm.
Cố Nhạc Sĩ Anh Bằng là một tài năng tuyệt vời... Hôm 5/5 là ngày sinh nhật của cố nhạc sĩ tuyệt vời này. Người dân Miền Nam vẫn còn nhớ những dòng ca rất mực tình tứ, tha thiết của người chiến sĩ VNCH.
Cụ Ngô Đức Kế là một nhà hoạt động nổi tiếng thời chống Pháp, có giao tình với cả hai cụ Phạn -- Phan Chủ Trinh và Phan Bội Châu. Một con đường ngay trung tâm thành phố Sài Gòn từ trước 1975 được đặt tên là đường Ngô Đức Kế
Hăm dọa sẽ khủng bố gia đình một nhà báo... Chuyện đang xảy ra, khi côn đồ được thuê để giải quyết các vụ kiện dân sự...
Bản tin Sao Star kể chuyện Long An: Thắc mắc tô hủ tiếu những 100.000 đồng, cặp vợ chồng bị chủ quán đánh trọng thương. Thắc mắc 2 chai nước ngọt giá 60.000 đồng, rồi tô hủ tiếu tới 100.000 đồng, quá cao so với thị trường, 2 vợ chồng anh Minh chị Duyên bị chủ quán gọi người đến đánh hội đồng.
Trời hại... mưa dông. Bản tin TTXVN kể: Tối và đêm 29/4, các khu vực trong tỉnh Yên Bái có mưa rào và rải rác có dông, lốc. Đáng lưu ý, trên địa bàn huyện Trấn Yên, mưa và dông, lốc đã gây thiệt hại lớn đến tài sản của Nhà nước và nhân dân.
Vé xe buýt lại tăng giá… Cõi này đầy nỗi lo… Báo Dân Việt kể: Sở Giao thông Vận tải TP.SG vừa cho biết, từ ngày mai (1.5), 51 tuyến xe buýt có trợ giá sẽ tăng 1.000 đồng mỗi lượt hành khách.
Có phải tình báo Trung Quốc đã và đang mua chuộc cán bộ quan chức Hà Nội? Đó cũng là điều cần nghi ngờ. Bản tin BBC kể: Thời gian gần đây Mỹ phát hiện nhiều vụ Trung Quốc mua chuộc nhân viên tình báo Mỹ để thu thập thông tin.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.