Hôm nay,  

‘ Mỏ Tôm ’ Cạn Kiệt

21/06/200800:00:00(Xem: 3263)
Bạn.
Theo báo Sài Gòn, tại miền Tây Nam phần, khu vực bán đảo Cà Mau được mệnh danh là "mỏ tôm" của cả VN vì diện tích, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản không khu vực nào sánh bằng. Tuy nhiên, hiện nay vùng đất này đang đối mặt với sự chậm phát triển, người nuôi tôm nhiều nơi không mặn mà; các nhà máy chế biến xuất khẩu đứng trước nguy cơ thiếu nguyên liệu sản xuất. Nguồn thủy sản được các tỉnh: Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng xác định là nguồn kinh tế chính đang có nguy cơ suy yếu. Báo Lao Động ghi nhận thực trạng này như sau.

Tại xã Hoà Tú, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng , nông dân  Trần Văn Lành. nuôi 2ha hơn 2 tháng đã phải... thu hoạch sớm. Ông than thở: "Mấy năm trước, tôi nuôi chỉ hơn 3 tháng là đạt cỡ 30 con/kg, năm rồi nuôi đến 5 tháng mới đạt cỡ như vậy". Thời gian nuôi kéo dài đã làm cho người nông dân gồng mình chịu thêm nhiều khoản chi phí, cao nhất là thức ăn và công chăm sóc. Đã vậy năm nay gần như cả xã Hoà Tú 2 đều bị thiệt hại. Theo thống kê tỉnh Sóc Trăng, cho đến cuối tháng 5, diện tích tôm nuôi bị thiệt hại lên đến 7 ngàn 500 hécta. Tại Bạc Liêu, con số này trên 20 ngàn hécta và Cà Mau trên 33 ngàn hécta.

Tôm nuôi bị thiệt hại gần như năm nào cũng xảy ra tại bán đảo Cà Mau với mật độ và diện tích khác nhau, nhưng điều làm cho người nông dân lo lắng là: Thời gian nuôi kéo dài, vốn đầu tư cao, giá thấp, ngân hàng không còn "mặn" với việc đầu tư cho nông dân vay nuôi trồng thủy sản. Chính điều này đẩy người nông dân đến chân tường của sự khốn khó.

Ông Nguyễn Hải, ấp Kinh Tế, phường Nhà Mát, thị xã Bạc Liêu, sở hữu căn nhà trên 200 triệu đồng,không ngần ngại nói: "Nhà này nhờ trúng tôm hồi năm 2002. Bây giờ thì 2 đứa con tôi đi làm thuê tận  Sài Gòn để kiếm tiền nuôi cha mẹ. Vì con tôm mà ra đấy". Không riêng gì anh Hải, mà nhiều người nuôi tôm tại khóm Kinh Tế buộc phải cho con em họ đi làm thuê kiếm sống vì tôm nuôi thất bại, nợ nần chồng chất. Trong khi đó, mô hình tôm - rừng, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) được cho là bền vững cũng mất dần yếu tố vững bền. Ông Cao Văn Hơn , ấp Tân Châu, xã Tân An Tây, huyện Ngọc Hiển - có 3.9 hécta diện tích tôm - rừng từ đầu năm đến nay thu hoạch không đủ trả tiền chiếc máy bơm nước. Ông cho biết: "Con tôm mấy năm nay khó nuôi quá, thả xuống bao nhiêu nó đi mất bấy nhiêu, làm nhà tôi cũng mất thêm người vì không thể bám mảnh đất này mãi được".

Bạn,
Cũng theo báo Lao Động, một viên chức phòng Nông nghiệp huyện Năm Căn  xác nhận: Tôm chậm lớn là có thật. Không chỉ chậm lớn, mà kích cỡ không đều ngay trên diện tích nuôi.Tôm nuôi khó khăn, trong khi giá lúa đang ổn định theo hướng có lợi cho người nông dân đã vô tình tạo làn sóng bỏ tôm sang trồng lúa.  Với  hiện trạng này, "mỏ tôm" ở bán đảo Cà Mau có nguy cơ cạn kiệt.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Doanh nghiệp Nhật Bản rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp VN…
Bắt đầu quan ngại rồi… xuất cảng rau quả giảm trong năm nay.
Không dưng Việt Nam lại trở thành bãi đáp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trốn thuế…Báo Đất Việt kể: Lo Việt Nam thành bãi đáp cho DN Trung Quốc tránh thuế…
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, vào Chủ Nhật này (ngày 6 tháng 10/2019) là tròn 132 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
Thường khi đầu tư vẫn có nghĩa là ném tiền lên cho bay theo gió… Chưa hẳn thế, nói đầu tư, có khi tiền vào túi riêng cán bộ và rồi khai đầu tư chưa hiệu quả…
Sinh viên đánh bài trong trường đại học. Đặc biệt đây là trường sư phạm… nghĩa là các thầy giáo tương lai.
Cấm hút thuốc thử nghiệm… hy vọng s4 thêm du khách không ưa thuốc lá.
Chính phủ CSVN bán nước với giá trên trời… làm người dân chới với.
Ngày cxàng khó thổ tại Hà Nội, khó thở tới sinh bệnh đủ thứ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.