Hôm nay,  

Dân Nghèo Nhập Cư

04/05/200800:00:00(Xem: 3400)

Bạn,
Theo ghi nhận của ngành lao động VN,  mỗi năm  thành phố Sài Gòn tiếp nhận khoảng 240 ngàn người nhập cư. Một số vào thành phố làm công nhân, một số sống bằng những việc lao động phổ thông khác như đi làm thuê, đi bán hàng rong, đi ve chai. Ai đặt chân vào thành phố cũng mang theo ước mơ đổi đời, nhưng trong những ngày tháng tạm cư ở thành phố, cuộc sống của họ cũng vô cùng khốn khó như ghi nhận của báo điện tử VietNamNet qua đoạn ký sự như sau..

Tại  khu vực Cống Quỳnh, quận 1, có ông Trần Đức Thành vào thành phố đã 10 năm để bán hủ tiếu gõ bày tỏ: Tôi vào đây với mục đích kiếm được một số tiền về quê xây lại căn nhà đã cũ nát. Ăn không dám ăn, chỗ ở thì chỉ vừa trải mảnh chiếu để ngủ thế mà đã 10 năm rồi vẫn chưa dành đủ tiền xây nhà. Cũng từ quê vào, với đôi chân bị liệt, ngày ngày với chiếc xe lăn, ông Nguyễn Văn Danh (quê Nam Định) lê hết từ góc đường này đến góc đường khác bán vé số. Không có chỗ để ngủ nên đêm xuống ở quãng đường nào thì dừng lại ngủ ở quãng đường đó. Qua những con đường của quận Bình Thạnh vào khoảng 1,2 giờ khuya, người ta thấy ông ngủ ngồi trên chiếc xe lăn dưới những mái hiên. Khi được hỏi sao không ở quê với con cháu, ông cười mà nước mắt ứa ra: "Tàn tật thế này ở quê làm được gì nuôi thân, lại hành con cháu nên tôi trốn vào đây kiếm sống nuôi mình. Dù sao ở Sài Gòn cũng còn kiếm được chút tiền, không như ở quê. Rồi tuổi già của ông sẽ trôi về đâu"  Đến khi sức tàn lực kiệt, ông sẽ tìm về quê với con cháu hay gió sương vô tình khiến ông phải chết cô đơn trên một góc đường nào đó của thành phố.

Sống trong cảnh nghèo khó, điều mà những người dân nghèo nhập cư lo lắng nhất là bệnh tật. Bệnh nhẹ thì có thể tới phòng khám từ thiện xin thuốc uống, nhưng nếu bệnh nặng thì không xoay đâu ra tiền để vào viện chữa trị, đành chết dần chết mòn trong sự hành hạ của bệnh tật. Những đứa con của họ cũng không được đến trường, phải bỏ học sớm đi kiếm sống hoặc đến những lớp học tình thương mong học được chữ nào hay chữ ấy. Nhiều cặp vợ chồng phải bỏ con lại quê, rồi mẹ xa con để lên thành phố kiếm tiền. Biết bao cái nhục, cái tủi mà những người dân nghèo nhập cư phải chịu.Với ông Nguyễn Văn Danh (quê Nam Ịịnh) thì ước mơ thật giản dị, được chết ở quê, không phải chết ở đầu đường xó chợ. Còn cô Trần Thị Tư thì chỉ ước có đủ tiền để phẫu thuật cho chồng. Cô ngậm ngùi: “Suốt ngày tính toán khoản này khoản kia nên nằm mơ cũng thấy tiền. Có khi mơ tự dưng mình có một bọc tiền, tỉnh dậy tiếc hùi hụi, có khi trong mơ còn hốt hoảng vì chồng phải đi cấp cứu mà trong túi không có một đồng xu nào.”

Bạn,
Cũng  theo báo  điện tử VietNamNet, cái nghèo đeo bám ám ảnh họ cả trong giấc ngủ. Bỏ quê đi tha hương, những người dân nhập cư nghèo mong tìm thấy một cuộc sống khá hơn. Nhưng hình như đó mãi chỉ là giấc mơ xa vời. Vào thành phố, họ kiếm được tiền nhưng cuộc sống nơi đô thị đắt đỏ, họ cũng chỉ đủ sống một cách tạm bơ qua ngày.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.