Hôm nay,  

Làng Dệt Lụa Tân Châu

20/02/200800:00:00(Xem: 4541)

Bạn,

Theo báo Sài Gòn, từ bao đời nay, vùng đất Tân Châu (tỉnh An Giang) đã nổi danh với làng nghề truyền thống dệt lụa. Lụa Tân Châu có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên, độ bền lâu, mát mịn và quý phái... nên không ít phụ nữ thời bấy giờ mơ ước. Tuy nhiên, sự cạnh tranh gay gắt của nhiều loại vải trên thị trường, rồi chuyện khan hiếm nguyên liệu, khó tìm đầu ra cho lụa... đã đẩy làng nghề độc nhất vô nhị này có nguy cơ mai một. Báo SGGP ghi nhận về tiến trình hình thành làng nghề này qua đoạn ký sự như sau.

Theo những chuyến xe đò về miền Tây, phóng viên tìm đến ấp Hưng Long, huyện Tân Châu khi cái nắng bắt đầu phủ gắt khắp các triền sông, bãi bồi miệt thứ. Đây là thời điểm lý tưởng để người làm lụa thực hiện các công đoạn quay tơ, dệt, nhuộm, đập... Thế nhưng, trái với tâm trạng háo hức nghe tiếng khung cửi rầm rập, đường hương lộ 2 dẫn về xứ lụa sôi động một thời, giờ đây có khá nhiều hàng quán chen chúc,  như mạch chảy vô tình của phố thị phồn hoa. Nhiều bậc cao niên kể lại, những năm đầu thế kỷ XX, nơi đây có rất nhiều cơ sở sản xuất lụa. Từ biên giới Campuchia đến Tân Châu, Tân An, Phú Lâm... đâu đâu cũng thấy bạt ngàn một màu xanh của dâu tằm và âm thanh của các loại khung dệt, rộn rã từ sáng sớm đến tối mịt. Trên bến dưới thuyền, lúc nào cũng có thương lái khắp nơi tìm đến mua lụa Tân Châu. Lụa Tân Châu bấy giờ rất được giá và được ưa chuộng trên các thị trường Campuchia, Sài Gòn, miền Trung và cả ở Pháp.

Chưa dừng lại ở đó, người Tân Châu còn tạo ra sản phẩm phục vụ cho nhu cầu ngày một cao của thị trường. Nhu cầu của khách hàng đã được đáp ứng bằng một loại sản phẩm "vô tiền khoáng hậu" tên lãnh Mỹ A những năm 60 - 70 của thế kỷ trước. Lãnh Mỹ A có độ bền tốt, có độ láng mịn, hút ẩm và luôn thoáng mát, đặc biệt, mặc càng lâu càng óng ả, đã khiến nhiều dân sành lụa mê mẩn tìm đến tận nơi mua về, dù một chỉ vàng chỉ mua được vài mét vải. Nhận thấy tiềm năng kinh tế của nghề này, huyện Tân Châu lúc bấy giờ đã thành lập Công ty tơ lụa (năm 1987). Nhưng chỉ hai năm sau nhiều loại vải giá rẻ, quần áo may sẵn mẫu mã phong phú tràn ngập thị trường đã khiến lụa Tân Châu mất dần tính cạnh tranh và chìm hẳn, các Công ty tơ lụa cũng giải thể. Nhiều hộ gia đình đốn dâu trồng lúa, trồng hoa màu. Làng lụa xơ xác, khung cửi lặng im...

Bạn,

Cũng theo báo SGGP, trong khi lụa Tân Châu khốn đốn và hàng loạt người bỏ cửi, phá dâu thì có một nghệ nhân già vẫn âm thầm dệt lụa rồi đôn đáo tìm nơi tiêu thụ. Đó là ông Nguyễn Văn Phong, dân ở đây gọi thân mật là ông Tám Lăng. Ông Tám là người duy nhất còn làm nghề lụa ở Tân Châu. "Tôi đã sống cả đời với nghề dệt lụa nên không khỏi chạnh lòng khi thấy lụa gặp khó khăn. Tôi chịu vất vả, chịu lỗ với lụa chỉ với ước mơ khôi phục lại làng nghề cho con cháu", ở cái tuổi xưa nay hiếm, ông Tám Lăng tâm sự như thế.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Doanh nghiệp Nhật Bản rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp VN…
Bắt đầu quan ngại rồi… xuất cảng rau quả giảm trong năm nay.
Không dưng Việt Nam lại trở thành bãi đáp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trốn thuế…Báo Đất Việt kể: Lo Việt Nam thành bãi đáp cho DN Trung Quốc tránh thuế…
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, vào Chủ Nhật này (ngày 6 tháng 10/2019) là tròn 132 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
Thường khi đầu tư vẫn có nghĩa là ném tiền lên cho bay theo gió… Chưa hẳn thế, nói đầu tư, có khi tiền vào túi riêng cán bộ và rồi khai đầu tư chưa hiệu quả…
Sinh viên đánh bài trong trường đại học. Đặc biệt đây là trường sư phạm… nghĩa là các thầy giáo tương lai.
Cấm hút thuốc thử nghiệm… hy vọng s4 thêm du khách không ưa thuốc lá.
Chính phủ CSVN bán nước với giá trên trời… làm người dân chới với.
Ngày cxàng khó thổ tại Hà Nội, khó thở tới sinh bệnh đủ thứ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.