Hôm nay,  

Hồn Tết Làng Quê

2/7/200800:00:00(View: 2927)

<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /> 

 

Bạn,

 

Theo giới nghiên cứu nhân văn,  tại các làng quê Việt Nam ngày trước, không có gì báo tết đã gần kề, thiết thực hơn đó là đi tảo mộ. Không hiểu từ bao giờ mà việc đi tảo mộ đã trở nên quen thuộc, không thể thiếu trong những ngày cận tết, vì đó là một nét đẹp truyền thống, thể hiện đạo lý trước sau, uống nước nhớ nguồn của người Việt Nam. Chuyện tảo mộ  được  báo Tuổi Trẻ ghi  lại qua bài viết  như sau.  

 

Nhớ xuân xưa khi lên 8, lên 10, thì những ngày sau khi đưa ông táo về trời cũng là những ngày vui nhất, chộn rộn với việc dọn dẹp nhà cửa, náo nức với những đêm ngủ giữ dưa hấu trên ruộng, và nôn nao chờ đến ngày tảo mộ. Từ ngày 23 tháng chạp, khi trường cho nghỉ học là tôi (tác giả bài viết) đã về nội để chờ đi tảo mộ. Từ đầu hôm của ngày 24 tết là nhà ông tôi đã đỏ lửa, chuẩn bị nấu xôi để sáng cho anh em, bà con tụ tập về ăn trước khi đi, rồi chuẩn bị mâm cơm để cúng ông bà sau khi tảo mộ xong. Sáng sớm, khi trời chưa rõ mặt, nhà nội tôi đã đông khách, có những chú, anh từ rất xa vẫn về để chờ đi tảo mộ. Tôi còn nhớ những năm ấy trời đầu xuân rất lạnh, bọn trẻ chúng tôi co ro trong tấm áo mỏng manh, nhưng vẫn rất náo nức, dậy rất sớm, rửa mặt qua loa, dằn bụng cục xôi là xách cuốc chạy theo lon ton theo ánh đèn măng-sông của các chú, bác. Đến vạc gò lớn đầu tiên trời vẫn chưa sáng, ông nội tôi bảo lấy nhang thắp đều hết trên các mộ, và kêu chú út tôi treo phong pháo đại lên nhánh trâm bầu và đốt.

 

Tiếng pháo đầu xuân làm dậy cả cánh đồng, xa xa những ánh đèn, và tiếng pháo tảo mộ khác lại tiếp nhau đì đùng nổ,  báo hiệu xuân đã về, tết đến. Ông tôi bảo thắp nhang và đốt pháo để gọi ông bà về cùng ăn tết với cháu con. Rồi ông chỉ dẫn cho chúng tôi mộ phần của từng người trong họ, ông bảo: "Ráng mà nhớ lấy, để sau này mấy ông lão có qui tiên, thì biết mà về tảo mộ và chỉ lại cho con cháu" . Ngày ấy tôi cảm thấy lời nói của ông sau xa vời quá. Ấy thế mà thời gian trôi nhanh quá, tôi nay đã nửa đời người, và các ông của tôi giờ thì cũng đã theo ông bà về nơi chín suối. Cuộc sống hiện đại hối hả, nên tảo mộ nay không còn như xưa. Không còn cảnh trời tối đốt đèn đi tảo mộ. Không khí họ tộc ít nhiều bị mai một. Hằng năm cứ vào rạng sáng ngày 24, dù có về hay không tôi vẫn giật mình tỉnh giấc sớm. Như nghe tiếng pháo đì đùng trên những cánh đồng xa, và nhớ như in hình ảnh vạc gò lãng đãng hơi sương, khói nhang hoà quyện cùng khói pháo, dưới ánh sáng lung linh của ngọn đèn măng- sông  tạo nên một không gian huyền hoặc nhưng ấm áp tình thân. Nhớ ông tôi lom khom vẩy cỏ trên vạc gò, mà lòng chợt nhẹ đi trước tất bật của bộn bề cuộc sống hôm nay.

 

Bạn,

 

Báo TT viết tiếp: đất đai đang có giá theo từng ngày. Liệu mai này có còn đất cho người nằm xuống" Xu hướng hỏa táng đang được thịnh hành. Thế thì có còn tảo mộ nửa hay không" Và như thế thì tết hằng năm sẽ mất đi một phần thi vị, một phần việc mà qua đó, giúp cho con người dù có đi đâu về đâu, cũng có phút giây quay về với nguồn cội.

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Tháng 4/1975 không chỉ đơn giản là thống nhất, là kết thúc một cuộc chiến phân đôi đất nước, hay hoàn tất một cuộc chiến ý thức hệ... Những chữ đó trừu tượng quá.
Nhà thơ Trạch Gầm rất là trang nghiêm trước những hồn tử sĩ, như: “Ta đứng nghiêm chào bạn ta đã chết/ Như tự chào mình - nát cả tim gan.”
Hôm nay là ngày 28/4/2017. Như thế là 42 năm, kể từ khi Cộng quân chiếm trọn Miền Nam. Nơi đây xin ghi lại theo tài liệu của sử gia Vương Hồng Anh về tình hình Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH những ngày cuối tháng 4/1975.
Bắp chuối trước khi qua máy xắt mỏng sẽ được ngâm hàn the và chất tẩy trắng rồi mới đem bày bán tại các sạp rau trong chợ đầu mối nông sản Thủ Đức.
Có một chuyện rất tức cười: Giáo sư Ngô Bảo Châu nếu xin được bổ nhiệm làm giáo sư tại Việt Nam, thời chưa vào dạy ở Đại học Mỹ, hẳn là đã không đủ tiêu chuẩn của VN.
Hãy hình dung rằng ông Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc mặc quần đùi họp với Tổng thống Donald Trump, hay là trang phục mát mẻ như thế khi dự hôi nghị quôc tế. Và gọi đó là tư duy sáng tạo.
Hiện nay lớp học phòng chống xâm hại tình dục trẻ em của nữ sinh Trương Minh Huyền có hàng trăm học sinh. Tại đây, các em được dạy những kỹ năng để nhận biết sự riêng tư của thân thể,
Thường xuyên tiếp xúc với máu và dịch tiết từ bệnh nhân, phải mổ khẩn cấp mà không biết bệnh nhân có bệnh truyền nhiễm, bác sĩ, nhân viên y tế là một trong những người dễ bị phơi nhiễm HIV nhất.
Trả lời BBC từ Đồng Tâm hôm 21/4, bà Lê Thị Hoa, con gái ông Kình, nói: "Lệnh của chính quyền viết sai sự thật, nói ông "bị bắt vì gây rối" trong lúc thực tế thì ông bị bắt cóc trong lúc được mời đi chỉnh mốc giới hôm 15/4.”
Chuyện muôn đời: đứng nghe những gì Cộng sản nói... mà hãy nhìn kỹ những gì Cộng sản làm. Xem chuyện xã Đồng Tâm là rõ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.