
Họa sĩ Ewa Juszkiewicz và 2 bức tranh của cô.(www.artnews.com)
Claire Selvin của www.artnews.com
Gần 10 năm trôi qua, nghệ sĩ quê ở thành phố Warsaw của Ba Lan là Ewa Juszkiewicz đã tạo ra thể loại tranh vẽ chân dung với nét phá cách của Châu Âu thế kỷ 18 và 19 – các khuôn mặt mà cô vẽ bị che khuất. Những khuôn mặt của các phụ nữ mà cô vẽ thường bị che lại, bởi cây lá, nấm, tóc rối, vải quấn, hay bằng những thứ khác. Nhân sự kiện triển lãm của nhà nghệ sĩ về các tác phẩm mới tại phòng triển lãm Gagosian Gagosian Park & 75 nằm ở Upper East Side của New York, mở cửa từ ngày 4 tháng 1 và có thể xem qua qua các cửa sổ ở trước phòng triển lãm, trang mạng ARTnews đã phỏng vấn Juszkiewicz về cách cô tham gia và nâng cao các quy ước lịch sử nghệ thuật, vai trò thời trang đương đại trong tác phẩm của cô, và nhiều thứ khác.
ARTnews: Cơ duyên đầu tiên nào khiến cho bạn vẽ chân dung – đặc biệt chân dung Châu Âu lịch sử -- như là sự cảm hứng đối với tác phẩm của chính bạn?
Juszkiewicz: Tôi đã thích thú chân dung từ lúc bắt đầu con đường nghệ thuật của mình. Và bởi vì điều này, trở lại lịch sử và khám phá cách vẽ chân dung đã tiến triển qua nhiều thế kỷ là điều tôi cảm thấy hoàn toàn tự nhiên và quan trọng. Trong khi tìm hiểu các điển hình cổ điển về chân dung từ quá khứ, tôi cảm thấy sự lạc điệu trong cách mà tôi đã nhận thức về chúng. Nói cách khác, những bức họa đó lôi cuốn tôi và quyến rũ tôi bởi vì tính nghệ thuật và kỹ thuật của chúng. Mặt khác, tôi cho rằng nhiều bức họa trong số đó đại biểu người phụ nữ theo một công thức hay quy ước đặc biệt. Thí dụ, trong tranh vẽ tại Âu Châu cùa thế kỷ thứ 18 và 19, những người phụ nữ thường được vẽ chân dung trong cách giống nhau. Những biểu lộ tư thế, cử chỉ và khuôn mặt của họ thì rất giống và cho thấy không cảm xúc hay cá tính sâu sắc. Kết quả, tôi đã phát triển nhu cầu mạnh mẽ để tham khảo những bức chân dung đó, và thiết lập đối thoại với chúng. Tôi được thúc đẩy bởi ước muốn làm sống lại lịch sử, hay đúng hơn để tạo ra câu chuyện của chính tôi dựa trên cơ bản về nó.
Có bất cứ nhà nghệ thuật, tác phẩm, hay thời kỳ lịch sử nào mà ảnh hưởng đặc biệt đến sự nghiệp của bạn không?
Ngoài tranh vẽ tại Âu Châu vào thế kỷ 18 và 19, đối với điều mà tôi cho là trực tiếp trong các phẩm của tôi, những họa sĩ người Hòa Lan thời kỳ sớm, như Jan van Eyck, Petrus Christus, và Robert Campin đã có ảnh hưởng đáng kể đến sự nghiệp vẽ của tôi. Tôi luôn luôn được ấn tượng bởi kỹ thuật, phương pháp tô màu của họ, và đặc biệt là độ chính xác không thể tin được trong việc nắm bắt kết cấu và các đặc điểm của các đối tượng và hình ảnh con người. Mỗi khi tôi có cơ hội xem Tranh Young Girl của họa sĩ Petrus Chiristus tại phòng triển lãm Gemäldegalerie tại Berlin đều là kinh nghiệm rất mãnh liệt và cảm xúc đối với tôi. Những ảnh hưởng quan trọng khác gồm các tác phẩm của Cindy Sherman, đặc biệt bức chân dung “History Portraits” của bà. Ra khỏi lãnh vực tranh vẽ, tôi đã được cảm hứng bởi những nhà thiết kế thời trang đương đại, như Rei Kawakubo và Iris van Herpen. Trong thế giới thời trang, tôi đặc biệt bị quyến rũ bởi các dự án phá vỡ các quy tắc khuôn mẫu của vẻ đẹp và thể hiện hình ảnh của người phụ nữ trong cách sáng tạo, tái định hình hình thức và hình ảnh của nó.
Ngoài tranh vẽ tại Âu Châu vào thế kỷ 18 và 19, đối với điều mà tôi cho là trực tiếp trong các phẩm của tôi, những họa sĩ người Hòa Lan thời kỳ sớm, như Jan van Eyck, Petrus Christus, và Robert Campin đã có ảnh hưởng đáng kể đến sự nghiệp vẽ của tôi. Tôi luôn luôn được ấn tượng bởi kỹ thuật, phương pháp tô màu của họ, và đặc biệt là độ chính xác không thể tin được trong việc nắm bắt kết cấu và các đặc điểm của các đối tượng và hình ảnh con người. Mỗi khi tôi có cơ hội xem Tranh Young Girl của họa sĩ Petrus Chiristus tại phòng triển lãm Gemäldegalerie tại Berlin đều là kinh nghiệm rất mãnh liệt và cảm xúc đối với tôi. Những ảnh hưởng quan trọng khác gồm các tác phẩm của Cindy Sherman, đặc biệt bức chân dung “History Portraits” của bà. Ra khỏi lãnh vực tranh vẽ, tôi đã được cảm hứng bởi những nhà thiết kế thời trang đương đại, như Rei Kawakubo và Iris van Herpen. Trong thế giới thời trang, tôi đặc biệt bị quyến rũ bởi các dự án phá vỡ các quy tắc khuôn mẫu của vẻ đẹp và thể hiện hình ảnh của người phụ nữ trong cách sáng tạo, tái định hình hình thức và hình ảnh của nó.

Họa sĩ Ewa Juszkiewicz và bức tranh “Không Đề” (after Jan Adam Kruseman), 2020, oil on canvas, 86 5/8 x 63 in. (www.artnews.com)
Có các khía cạnh kỳ quặc, siêu thực đối với các bức chân dung của bạn vẽ? Khi nào việc che khuất các khuôn mặt của các nhân vật trong những tác phẩm của bạn trở thành trung tâm đối với việc vẽ của bạn, và đâu là những hiệu quả mong muốn của phương pháp này?
Tôi đã bắt đầu loạt tranh vẽ này vào năm 2011, nhưng trước đó tôi đã có thử nghiệm và đã làm cho chân dung truyền thống biến dạng khác nhau. Tôi đã kiểm tra biên giới của chân dung ở đâu và những hiệu quả gì mà tôi có thể đạt được bằng các cách biến dạng và biến thể.
Trong những bức họa này, bằng việc che khuất hay sửa đổi một bức chân dung, tôi muốn phá vỡ trật tự được biết và đập vỡ sự giống kiểu và hình ảnh bảo thủ về vẻ đẹp phụ nữ. Qua sự biến hóa của các bức tranh cổ điển, tôi thay đổi sự giải thích và khơi gợi các liên tưởng thay thế mới. Trong các bức tranh của tôi, bằng việc sắp xếp các yếu tố dường như không tương thích nhau, tôi tạo ra các hình ảnh siêu thực mới, mà là những đặc tính hỗn hợp gợi lên các liên tưởng mơ hồ, thường lộn xộn hay kỳ quặc. Bằng việc đan chéo các yếu tố liên quan đến quy tắc và truyền thống với những yếu tố phát xuất từ bản chất và các cảm xúc, tôi muốn giải phóng sự biểu đạt, cảm xúc, và sự sinh động mà trước đó đã bị che giấu bởi quy ước.
Đâu là gốc gác của chủ đề của cuộc triển lãm Gagosian, “Trong rỗng không đôi bàn chân của cô trong những sợi dây buộc giày lấp lánh ánh sáng”?
Chủ đề của cuộc triển lãm được lấy từ bài thơ của thế kỷ thứ 18. Nó được trích từ bài thơ Dorinda at her Glass của nhà thơ người Anh Mary Leapor. Tôi mới khám phá bài thơ của Leapor gần đây thôi. Trong thơ của bà, bà đã đề cập đến các chủ đề như những dự phóng xã hội liên quan tới vẻ bề ngoài của phụ nữ. Bà cũng mô tả thân thể của phụ nữ trong cách rất tự nhiên. Tôi nghĩ thơ của bà là phổ biến và vẫn nói với chúng ta hôm nay.

Họa sĩ Ewa Juszkiewicz và bức tranh “Không Đề” (after Joseph Karl Stieler), 2020, oil on canvas, 31 1/2 x 25 5/8 in. (www.artnews.com)
Các bức tranh treo tại phòng triển lãm Gagosian Park & 75 được chuẩn bị đặc biệt cho cuộc triển lãm này và với không gian đặc biệt này trong tâm. Trong chương trình này tôi giải thích các tác phẩm của Élisabeth Vigée Le Brun, Jan Adam Kruseman, Joseph Karl Stieler, và Adolf Ulrik Wertmüller. Dù sự thật là tôi đã lấy cảm hứng từ nhiều nguồn khác nhau, bộ tranh vẽ này tạo ra một toàn thể hài hòa, mà trở thành bộ sưu tập của chính cá nhân tôi.
Tất cả các bức chân dung của bạn đều mang phong cách riêng và đầy đủ các tư thế và chi tiết hấp dẫn. Phải chăng bạn đã trở nên kinh nghiệm hơn với những tác phẩm đó kể từ khi bạn bắt đầu tạo ra chúng?
Chắc chắn rồi, các bức chân dung của tôi đã tiến bộ trong nhiều năm qua. Đó là một tiến bộ không ngừng. Trong các bức tranh mới nhất, tôi đã thử nghiệm nhiều hơn với màu sắc và kết cấu bức tranh. Việc vẽ chúng giúp tôi nhiều niềm vui và thỏa mãn. Tôi cũng có cảm giác rằng những bức tranh mới đây của tôi còn có tính năng động hơn, và rằng chúng có một thứ hoang sơ mà tôi thực sự muốn thể hiện trong thời gian gần đây.
Điều gì chúng tôi có thể dự kiến bạn sẽ thực hiện sắp tới, và làm sao bạn tiếp tục để tìm kiếm các phương cách mới để phô diễn một thể loại lâu đời?
Tôi rất háo hức muốn thấy tương lai tìm kiếm của tôi sẽ dẫn tôi đến đâu. Lịch sử của nghệ thuật là một nguồn cảm hứng vô tận. Phối hợp các thể loại khác nhau và xác định lại các đại diện chính thống là đam mê lớn nhất của tôi. Sự quyến rũ và tò mò này luôn luôn thúc giục tôi đi tới.
Gửi ý kiến của bạn