Hôm nay,  

‘chuyên Viên’ Tìm Phế Liệu

9/13/200500:00:00(View: 5934)
Bạn,
Theo báo quốc nội, tại Biên Hòa có một số cư dân đang kiếm sống bằng nghề nhặt phế liệu. Do phế liệu kim loại "lộ thiên" ngày càng ít, những người nhặt phế liệu phải chuyển sang cách đào, bới để tìm chúng dưới mặt đất. Và, để làm được công việc này có hiệu quả, họ đã áp dụng nguyên lý của máy dò mìn để chế tạo ra máy dò phế liệu có nguồn ngốc từ kim loại như sắt, nhôm, đồng, chì, kẽm v.v... Nhờ máy này, những người nhặt phế liệu có thể tìm kiếm ở mọi địa hình, dưới đất, dưới nước, dưới bùn.
Báo Đồng Nai cho biết: hiện nay, riêng tại thành phố Biên Hòa có không dưới 20 máy dò phế liệu nhưng chúng lại được chế tạo tại một số tỉnh miền Bắc và miền Trung. Cấu trúc máy dò khá đơn giản gồm: 2 cục pin có điện thế cỡ 12 volts, 1 bộ phận cảm ứng từ, 1 cần dò có gắn ở phía đầu cái mâm hay vòng dò và một cặp tai nghe. Khi thao tác, người sử dụng mở dòng điện, cầm cần dò huơ, rà cách mặt đất từ 1-3 tấc. Tín hiệu sẽ phát ra... te...te... liên tục, truyền dẫn qua tai nghe. Nếu tín hiệu ngưng bặt, là có phế liệu, cho dù đó là mảnh kim loại nhỏ bằng cái... nút áo, ở độ sâu cả mét. Cư dân Phạm Văn Thành ngụ phường Bình Đa (TP. Biên Hòa), có trên 20 năm sống bằng nghề nhặt phế liệu, trong đó có 9 năm sau này nhặt phế liệu bằng máy dò, cho biết thêm: "Máy dò tìm phế liệu xuất hiện từ khoảng năm 1996, tôi tìm mua nó ở tận Đà Nẵng. Giá hiện nay, tùy theo công suất "bắt" được phế liệu sâu hay cạn mà chúng có giá từ 500 ngàn đồng đến vài triệu đồng".

Cũng theo báo ĐN, đi đầu trong việc "hiện đại hóa" công việc nhặt phế liệu có lẽ là một số "dân ve chai" ở các phường Bình Đa, Hố Nai... Ở các khu vực này, từ mờ sáng người thì lọc cọc trên chiếc xe đạp, kẻ thì vun vút trên chiếc xe máy "quá đát". Họ đèo trên xe những chiếc máy dò, cùng xà beng, cuốc, xẻng, búa tạ... Họ tỏa đi khắp các nẻo đường trong và ngoài TP. Biên Hòa, có nơi xa hàng chục cây số. Địa bàn "làm nghề" của họ là các khu vực nhà cửa, đất đai đang giải tỏa, các bãi xà bần hay men theo các triền sông. Họ ít khi đi theo nhóm mà thường đi riêng lẻ. Cư dân Lê Như Giang, 30 tuổi, quê Thanh Hóa, ngụ ở phường Thống Nhất (TP. Biên Hòa) một trong những "chuyên viên" dò tìm cho biết: "Cách nhặt phế liệu bọn tôi dò tìm hầu hết đều quen mặt nhau, nhưng chẳng mấy khi đi chung với nhau. Do phế liệu chôn vùi dưới đất ngày càng ít đi, nếu tập trung nhiều người cùng dò thì rất dễ đụng máy, có khi dẫn đến... đụng chạm".
Bạn,
Báo ĐN ghi nhận rằng nhờ máy dò tìm nên việc phát triển phế liệu chôn vùi dưới đất khá dễ dàng. Nhưng có nhiều lúc để lấy được chúng lên từ tay... Thổ địa lại là chuyện có khi phải hì hục cả ngày, nếu gặp phải phế liệu có kích cỡ lớn và nằm sâu dưới đất. Cho nên, việc lôi được "cục, tảng" phế liệu lên mặt đất ngoài "công" phát giác của máy dò còn có "sự góp sức" của xà beng, búa tạ, cuốc, xẻng... là những vật bất ly thân của người nhặt phế liệu..

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Đó cũng là ngày Lễ Quốc Khánh Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa. Lúc đầu ngày 2 tháng 9-1945 là ngày khai sinh Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Ngày 2 tháng 9, ngày dân chúng thợ thuyền công chức được nghỉ lễ.
Trong khi chính phủ VN nộp cho Formosa tiền gọi là hoàn thuế 14.600 tỷ tiền hoàn thuế trị giá gia tăng gì đấy -- tức là VN tặng 654 triệu USD -- các hôi đoàn dân sự kêu gọi kiện Formosa.
Bản tin VOV kể rằng Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) - đại diện cho 270 doanh nghiệp thành viên hoạt động trong lĩnh vực chế biến, xuất khẩu thuỷ sản trên toàn quốc
Có những người theo VC từ thời rất nhỏ, khi còn đi học, hoạt động đủ thứ, kể cả đi tù trong thời quốc gia... rồi sau 1975 làm cho chế độ mới,
Đủ thứ nỗi lo về chuyện chơi game hiện nay. Chưa cần nói tới trò chơi mới như Pokemon Go, chỉ nói chuyện chơi game bình thường trước giờ thôi,
Trong ngày, tổ kiểm tra đã yêu cầu Thiếu tá Hiếu viết giải trình và làm việc với anh Lê Văn Thảo (25 tuổi, ngụ Tiến Thành), người bị ông Hiếu bắn hai phát đạn cao su vào lưng.
Đất nước xinh đẹp, người dân hầu hết thân thiện, hiền lành... với nên văn hóa xưa cổ nhiều ngàn năm. Vậy là du lịch không hấp dẫn? Có phải, chỉ vì cá chết? Nhìn từ nhiều hướng, cũng là hầu hết bi quan.
Có vẻ như công đoàn nhà nước rất mực vô ích, vì chỉ bảo vệ quyền lợi giới chủ nhân. Và công đoàn chỉ là cánh tay nối dài của đảng, đoàn.
Có phải ô nhiễm môi trường vì cán bộ cầm tiền của các công ty xả thải vô trách nhiệm? Hay vì dân chúng không giữ gìn môi trường? Hay vì Trung Quốc cố ý làm ô nhiễm để đầu độc dân tôc VN lâu dài?
Cán bộ lúc nào cũng có lý do hợp lý: cầu sụp, đường hư chỉ vì đất lún, đất trượt, chớ không phải do xây dựng dỏm, cũng không phải chuyện rút ruột công trình…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.