Hôm nay,  

Tìm Phế Liệu Kiếm Sống

8/28/201000:00:00(View: 3662)

Tìm Phế Liệu Kiếm Sống
Bạn,
Theo báo Sài Gòn, trong thời gian qua, tại Việt Nam, rất nhiều câu chuyện bi thương lòng đã xảy ra với dân rà tìm phế liệu đạn dược, thế nhưng nhiều người vẫn cho rằngï "sinh nghề tử nghiệp" để che đậy nỗi sợ hãi và liều lĩnh của mình. Ở miền Trung, rà tìm phế liệu đạn dược đang được nhiều người coi như là một nghề kiếm sống hàng ngày. Báo điện tử Tiếng Nói VN ghi nhận về thảm trạng này như sau.
Tước đây công việc rà tìm phế liệu được tiến hành bằng các công cụ thô sơ như cuốc, xà beng, xăm xỉa đào bới một cách mò mẫm, thì nay, 100% dân rà tìm phế liệu được trang bị máy dò tìm kim loại các kiểu gọn nhẹ tiện lợi, dò được những độ sâu khác nhau. Loại dò được độ sâu trong lòng đất 0.6 - 1m, giá bán trên thị trường chỉ 500 ngàn- 600 ngàn đồng; loại 1 - 1.5m, từ 1- 1.5 triệu đồng. Nhờ trang bị  tân tiến hơn, nên không nhiều thì ít, khi thì vài kg sắt, khi thì ít nhôm, đồng, thu nhập của người dân nhờ vậy ổn định hơn rất nhiều. Tìm hiểu qua một vài tay săn phế liệu ở Thừa Thiên-Huế và Quảng Trị,  phóng viên được biết, mỗi ngày trung  bình  thu nhập 60 ngàn- 70 ngàn đồng, nếu trúng ổ, thì có khi ôm bạc triệu. Nhiều người đã vớ bẫm khi dò được hầm đạn củ bán được cả chục triệu đồng... Với mức giá hiện nay, sắt 3 ngàn đồng/kg, nhôm 12 ngàn đồng/kg, đồng 15 ngàn đồng/kg, sáng mang cơm đi, chiều chở hàng về bỏ mối, tiền tươi cầm tay...


Từ vùng núi đến đồng bằng, đâu đâu cũng gặp những tốp người mang vác, nai nịt như công nhân mỏ lùng sục rà tìm, đào bới đến tận các hang cùng ngõ hẻm. Tập trung số lượng người sống bằng nghề rà tìm phế liệu chiến tranh nhiều nhất hiện nay là ở các huyện Phong Điền, Hương Trà (Thừa Thiên - Huế), Cam Lộ, Hướng Hóa, Hải Lăng, Triệu Phong (Quảng Trị)... Thậm chí ở Cam Lộ còn hình thành cả những làng rà tìm phế liệu, với đủ thành phần nam, nữ, thanh niên đến ông già, con trẻ tham gia. Ở Vũng Bồng huyện (Phong Điền - Thừa Thiên Huế), có ngày phóng viên đếm được trên 50 người thay nhau đào bới. Ở đây đã hình thành cả một làng thu mua và rà tìm phế liệu, quanh năm người dân chỉ săn tìm phế liệu kiếm sống, những nghề khác hầu như bị xem nhẹ. Còn lên Cam Lộ (tỉnh Quảng Trị), "phong trào" này càng sôi động hơn. Mỗi ngày có hàng tấn phế liệu được gom nhặt chất đống dọc Quốc lộ 9 cho các đại lý thu mua. Nuôi sống và làm giàu trên mồ hôi thậm chí cả máu của dân phế liệu lại chính là các đầu nậu mua bán phế liệu. Họ có các đại lý vệ tinh lưu động thu mua khắp mọi nơi, tận dụng cả những bà đồng nát vào tận các thôn bản gom nhặt. 
Bạn,
Báo TNVN cho biết, theo con số thống kê chưa đầy đủ, ở Thừa Thiên-Huế từ năm 1990 đến nay, đã có hơn 100 vụ nổ xảy ra, cướp đi sinh mạng của 115 người. Còn ở Quảng Trị, theo con số thống kê của Trung tâm Công nghệ xử lý bom mìn (Bomicen), từ năm 1975 đến nay, đã có khoảng 6 ngàn 848 người chết và bị thương, trong đó phần lớn là những người làm nghề rà tìm phế liệu đạn để mưu sinh.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Chuyện nhà sư phạm giới không phải là hiếm. Ông bà mình cũng từng nói tới trong ca dao.
Câu hỏi trên do nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh nêu lên. Hình như ai cũng đồng ý là cần có ngaỳ như thế. Nhưng hình như trong quá khứ đã từng có ngày này rồi.
Bản tin này nói, ngày 27/7, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết: Từ ngày 31/7/2015, Cục Quản lý Dược và sở y tế các tỉnh, thành phố sẽ có văn bản thu hồi toàn bộ sản phẩm mỹ phẩm,
Nói kiểu, đây là kiểu đại gia. Nghĩa là, người đời thường không với tới nổi. Thậm chí, như là luật riêng, xã hội riêng...
Chúng ta luôn luôn có những nỗi lo, phần lớn là từ quyết định của các cán bộ lãnh đạo, tức là những người nắm quyền sinh sát với kinh tế VN.
Nghĩa là, một thời chép phao để trong túi áo, bây giờ tinh vi hơn nhiều, vì có thể được bạn ngoài phố giúp làm bài.
Như trường hợp một nữ sinh 13 tuổi trong một đoàn học sinh từ tỉnh Quảng Bình, bị giết trong một khách sạn ở Sài Gòn.
Sai chính tả và sai ngữ pháp đang phổ biến trên các bảng hiệu ngoaì phố, trên các biểu ngữ tuyên truyền, trên các trang mạng xã hội, và cả trên sách giáo khoa của Bộ Giáo Dục & Đào Tạo.
Thực sự, có phải đốt tiền hay không, hay chỉ đơn giản là chuyển tiền qua cửa khác để rửa, và rồi gọi đấy là thua lỗ?
Đó là một bản tin kỳ lạ về một chuyện kỳ lạ, tưạ đề “TQ Đẩy Đức Đạt Lai Lạt Ma Ra Khỏi Đại Học Nalanda”... trên mạng Quét Lá Sân Chùa, do phóng viên Vui Với Pháp viết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.