Hôm nay,  

Cư Dân Vùng Đất ‘sốt’

07/08/201000:00:00(Xem: 4073)

Cư  Dân Vùng Đất ‘Sốt’

Bạn,
Theo báo SGGP,trên địa bàn thành phố Sài Gòn, mấy năm trước, đất ở quận 2, một quận mới tách từ quận Thủ Đức bị "sốt" liên tục. Giá cứ đội lên theo dự án, từ những dự án biệt thự cho đến những khu đô thị ven sông. Rồi giá đất lại tăng chóng mặt khi quận 2 đang ngày càng trở thành trung tâm mới của TPSG với dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm, với đại lộ Đông Tây, cầu Phú Mỹ, hầm Thủ Thiêm - những công trình trọng điểm nối đôi bờ. Thế  đời sống giưã người dân lao động và cư dân giàu mới về quận này có một khoảng cách quá xa. Báo SGGP ghi nhận về  thực trạng này qua bản tin như sau.
Thị trường, với sự điều tiết tự nhiên của nó, rất nhanh, đã nhận ra sự thay đổi của quận 2 - sự thay đổi của một quận mới vốn được tách ra từ huyện ngoại thành Thủ Đức ngày xưa. Người giàu đổ về quận 2 mua đất, cất nhà, xây biệt thự. Dự án đón đầu dự án. Giới đầu tư, giới đầu cơ kéo nhau đổ xô vào. Dân quận 2, những người dân từng một thời chân lấm tay bùn, có hôm, mở mắt ra ngỡ ngàng khi mảnh vườn, mảnh ruộng cũ của mình được tính bằng cái giá nằm mơ không thấy.


So với 5-10 năm về trước, bây giờ quận 2 đã khác. Quê trở thành phố, nhiều vùng bưng biền trở thành những khu biệt thự cao cấp. Những chuyến phà đang dần đi vào hoài niệm.  Giá đất cũng đang "bình yên" trở lại, bình yên ở mức của giá đất đô thị. Người quận 2, dù muốn hay không, bây giờ cũng là cư dân đô thị. Thế nhưng, không thể nhanh như sự phát triển của hạ tầng, của thị trường kinh tế, người dân quận 2 không thể bỗng chốc trở mình một đêm mà thành cư dân đô thị. Cũng không thể một sớm một chiều, thay đổi tập quán, lối sống, công việc, ngành nghề ngay được. Có thể những người dân ở đó không còn nghèo như xưa. Tuy nhiên, khoảng cách thu nhập, khoảng cách văn hóa, khoảng cách trong thói quen sinh hoạt giữa họ và những cư dân nhà giàu mới về quận 2 là những cách biệt khó vượt qua, có khi còn khó hơn chuyện làm một cây cầu.
Bạn,
Cũng theo báo SGGP, trong tiến trình phát triển của quận 2, nhiều người dân đã bàn giao nhà, giao đất để thực hiện những công trình, dự án đô thị.  Quận 2 phát triển thành trung tâm là do những người dân đã hy sinh, chấp nhận di dời.  Các chuyên viên khuyến cáo rằng các cơ quan chức năng phải tìm cách để họ được thụ hưởng những thành quả từ quá trình đô thị hóa. Đừng để họ phải đứng bên lề trung tâm, bên lề của sự phát triển hoặc bị bần cùng hóa, trôi dạt đến những vùng đất khác của người nghèo. Đó không phải là bài toán dễ giải. Đó không phải là một công trình chỉ cần tiền bạc, cần trình độ khoa học và sự đầu tư tập trung trong một thời gian ngắn như việc làm một hay một số cây cầu.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vậy là mưa lũ hoài... Phải chăng vì nghiệp cõi này như thế? Báo Kinh Tế & Đô Thị kể: Theo thống kê từ các địa phương, đến nay, mưa lũ đã khiến ít nhất 3 người bị chết (1 người tại Yên Bái và 2 người ở Sơn La).
Vậy là sẽ có xe lửa cao tốc? Không biết nhà thầu nào sẽ nhận lãnh công trình này? Làm ơn tránh mấy anh Trung Quốc giùm...
Vậy là đội tuyển bóng đá Việt Nam thua... Bản tin Zing kể: Olympic Việt Nam không thể tiếp tục tạo nên kỳ tích khi thua Hàn Quốc 1-3. Tuy nhiên, thầy trò HLV Park Hang-seo vẫn xứng đáng được ca ngợi sau những gì làm được tại ASIAD 2018.
Hội An, Hội An, Hội An… đẹp lung linh trong trí nhớ. Tuy nhiên, di tích xuống cấp nhiều rồi. Báo Đại Đoàn Kết kể về: Trùng tu các di tích xuống cấp ở Hội An…
Lần đầu tiên trong lịch sử, đội tuyển Việt Nam vào tới bán kết Á Vận Hội: Văn Toàn lập công phút 108, Olympic Việt Nam tiến vào bán kết ASIAD 2018.
Ỷ Lan không chỉ là Hoàng Thái Hậu, mà cũng là một học giả uyên bác. Hôm kia, ngày 24/8/2018 là tròn 901 năm bà Nguyên phi Ỷ Lan, Hoàng thái hậu triều Lý từ trần. Tự điển Bách khoa Mở viết rằng bà Ỷ Lan (? – 24 tháng 8, 1117), hay còn gọi là Linh Nhân Hoàng thái hậu, là phi tần của hoàng đế Lý Thánh Tông, mẹ ruột của hoàng đế Lý Nhân Tông trong lịch sử Việt Nam.
Có phải vì biển Việt Nam đã hết cá tôm? Hay có phải vì biển Việt Nam không còn an toàn, vì bị Hải quân Trung Quốc quậy phá?
Trong năm nay, ngày Thứ Bảy 25/8/2018 là Lễ Vu Lan, ngày để tất cả mọi người nhớ ơn ba mẹ...
Đường phố nhiều thành phố lớn tưng bừng dân chúng tràn ra phố, mừng chiến thắng của đội tuyển VN. Bản tin VTC kể: Bàn thắng của Công Phượng giúp Olympic Việt Nam giành chiến thắng 1-0 trước Olympic Bahrain để lần đầu tiên trong lịch sử đoạt vé vào tứ kết ASIAD.
Sạt lở là ven biển sạt lở... Có phải vì đất ven biển VN sạt lở nhiều nơi, cho nên chính phủ CSVN bèn làm 3 đặc khu kinh tế ven biển để bán cho nhà nước CSTQ xài trong 99 năm?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.