Hôm nay,  

‘cơn Lốc Vàng’ Miền Núi

08/07/201000:00:00(Xem: 2931)

‘Cơn Lốc Vàng’ Miền Núi

Bạn,
Theo báo Sài Gòn, tại vùng núi của tỉnh Quảng Trị, việc khai thác vàng ở các cánh rừng đầu nguồn đã biến núi rừng, sông suối Đakrông của tỉnh này trở nên tơi tả... Những nông dân người sắc tộc Vân Kiều, Pa Cô vốn thật thà, chất phác, gắn bó với nương rẫy bao đời nay bị cuốn theo "cơn lốc vàng". Báo SGGP ghi nhận thực trạng này qua bản tin như sau.
Để vào được bãi vàng Khe Ho, xã A Vao,  phóng viên  chọn đường đi tắt. Người dẫn đường tên Con Bưn cho biết: "Đi như thế nhằm tránh "vệ tinh" của các chủ khai thác vàng trái phép phát hiện vì họ cài cắm người cảnh giới xung quanh". Tại bãi vàng Khe Ho, trước mắt phóng viên là một đại công trường khai thác. Hàng chục lán trại, vô số máy nổ đang ầm ầm nghiền đá, lọc vàng giữa những quả đồi lừng lững bị đào khoét ngổn ngang. Những cây đại thụ bị nạn nổ mìn, đào bới bật gốc... Đất đá từ các bãi vàng thải ra đã dần san lấp ruộng của dân bản.
Người sắc tộc Vân Kiều, Pa Cô ở Đakrông vốn bao đời gắn bó với ruộng rẫy, từ nhiều năm nay cũng đã bỏ ruộng vườn, cuốn vào các bãi vàng với một viễn cảnh giàu sang. Rốt cuộc, họ vẫn chỉ là những "cua rạm" - người làm thuê với tiền công bèo bọt, trôi nổi trên các bãi vàng... Thậm chí, không ít người do bị lôi kéo "mắc phải nàng tiên nâu" ở các bãi vàng, dẫn đến tan cửa nát nhà, gia đình ly tán... Một "cua rạm" ở bãi vàng cho biết, bình quân mỗi ngày công cho việc gùi đất đá từ 100 ngàn đến 150 ngàn đồng/người. Khi bị công an huyện Đakrông truy quét, đa số chủ khai thác vàng chạy thoát thân vào các hẻm núi. Còn "cua rạm" thì hì hục khiêng máy nổ, vật tư thiết bị đào, lọc vàng đi cất giấu, hoặc ở lại giả vờ làm dân mót vàng nên lực lượng chức năng khó xử lý.


Già làng Pả Nua, thôn A Vao cho hay: "Trước đây người dân làm rất nhiều lúa nước bên các sườn đồi ven suối, nhưng nay phải bỏ hoang do nguồn nước ở suối bị ô nhiễm. Nước bẩn tưới lúa, lúa không nảy mầm... Vào thời điểm này nước trên sông Đakrông đoạn qua xã A Vao đang ô nhiễm ghê gớm. Ngày mô cũng có hàng trăm người điên cuồng đào bới dọc bờ sông. Mỗi ngày, hàng trăm quả mìn được cho nổ khiến đất đá văng khắp vùng. Dòng sông Đakrông càng trở nên nham nhở, nước đục ngầu. Nhưng nguy cơ độc hại nhất vẫn là chất thủy ngân dùng đãi vàng hàng ngày vẫn "âm ỉ" hòa vào nguồn nước dòng sông Đakrông. Nhiều lúc cá tôm chết phơi bụng trắng xóa nhưng dân bản vẫn phải dùng để có nước sinh hoạt".
Bạn,
Cũng theo báo SGGP,trước tình trạng khai thác vàng không có giấy phép đang ngày đêm tái diễn, lực lượng chức năng ở địa phương tổ chức truy  bắt nhưng vẫn chưa thể giải quyết triệt để. Rừng già, núi đá ngày càng bị chặt phá, đào bới khốc liệt hơn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.