Hôm nay,  

Dân Ơ Vùng Nước Ngập

23/11/200900:00:00(Xem: 2368)

Dân Ơ Vùng Nước Ngập

Bạn,
Trên địa bàn thành phố Sài Gòn, ở những vùng thấp, giáp với sông rạch như quận Bình Thạnh, quận 8, quận 7, Thủ Đức... quanh năm người dân phải sống chung với ngập do mưa và triều cường, và cuộc sống  hàng ngày của cư dân ở những khu vực này luôn bất an, khốn khổ. Tại quận Bình Thạnh, triều cường đối với người dân ở đường Bình Quới, phường 28, từ lâu đã như "cơm bữa". Báo Sài Gòn Tiếp Thị ghi nhận về thảm trạng này qua bản tin nhu sau.
Tháng vừa qua chỉ có 5 - 6 ngày nước rút, còn lại ngày nào nước cũng lên. Để thích nghi với triều cường, người dân ở đây đã phải đóng những chiếc giường cao gần một mét, xây những kệ cao cả nửa mét để kê tủ quần áo, tivi, tủ lạnh, máy giặt... Dẫu vậy, khi hồ Trị An, Hồ Dầu Tiếng xả lũ gặp lúc triều lên thì người dân cũng bó tay.
Bà Võ Thị Kiều Oanh, nhà số 558/4 Bình Quới, kể: "Hôm rồi, lúc nửa đêm khi cả nhà đang ngủ, tôi có nghe tiếng ào ào nhưng tưởng trời mưa nên chủ quan ngủ tiếp. Nửa tiếng sau, khi tôi cảm giác cái gì mát lạnh cả lưng thì giật mình ngồi dậy, phát hiện cả người từ chân đến đầu đều ướt. Bước xuống khỏi giường thì nước ngập gần đến bụng". Bà Oanh kể tiếp: "Hoảng hốt, tôi la lớn và đánh thức cả nhà. Lúc này quần áo, nệm giường, chăn chiếu ướt sạch, cả nhà không có chỗ đi vệ sinh". Bà Oanh cho biết, mỗi lần lũ xuống đột ngột vào ban đêm là nhà bà bị trôi mất mấy bộ quần áo, giày dép... và cả xoong nồi.


Con hẻm 558 đường Bình Quới có nhiều trẻ em, cụ già và phụ nữ có thai, nên vừa rồi khi nước ngập sâu, cư dân trong hẻm đã họp nhau và quyết định thuê các khách sạn ở phường 25, phường 26 để đưa  trẻ và những người này đến ngủ cho an toàn. Bà Lê Thị Xuân, cạnh nhà bà Oanh giải thích: "Để trẻ em ngủ ở nhà mình không yên tâm, sợ nó lật người rồi rơi xuống nước. Hơn nữa, ở nhà cũng không còn chỗ nào khô ráo để mà ngủ".
Có người trong phố phải đưa con trẻ sang gửi nhà người bà con mấy ngày liền chờ ngày nước xuống. Bà Xuân cho biết nước lên thường vào chiều tối, nửa đêm, sáng sớm, mang theo bùn, đất rất hôi rồi bám vào đồ đạc, nhà cửa nên phải mất cả ngày để chùi rửa, có hôm không đi chợ, không nấu ăn được. Em gái của bà Xuân mới sinh con phải ở khách sạn, mỗi ngày tốn hết 400 ngàn đồng nhưng phải "cắn răng mà trả."
Bạn,
Báo Sài Gòn Tiếp Thị cho biết, cũng trên địa bàn quận Bình Thạnh, cùng  hoàn cảnh với người dân ở phường 28, trên đường Phú Mỹ của phường 22, có những cư  dân là  nhân viên của các  doanh nghiệp, vào ban đêm của mỗi ngày đầu tháng  phải đến trụ sở công ty để ngủ mới kịp giờ làm sáng ngày hôm sau.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.