Hôm nay,  

Làng Chiếu Miền Tây

17/02/200900:00:00(Xem: 2718)

LÀNG CHIẾU MIỀN TÂY

Bạn,
Theo  báo Sài Gòn, tại miền Tây Nam phần, nói đến chiếu, người dân  thường nghĩ đến chiếu Cà Mau với bài vọng cổ đi vào lòng người nhiều thế hệ "Tình anh bán chiếu." Nhưng cũng ở miền Tây, có một làng chiếu truyền thống không thua kém gì chiếu Cà Mau, đó là làng chiếu Long Định (xã Long  Định, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang). Trải qua hơn 50 năm hình thành và phát triển, những người dân của làng đã kiếm sống được với nghề để cho ra đời những đôi chiếu đẹp cung cấp cho thị trường nội địa. Báo  Người Lao Động viết về làng chiếu này như sau. 
Tỉnh  lộ 867 nằm cạnh con kênh Nguyễn Tấn Thành, nơi dẫn vào làng chiếu Long Định, hai bên đường phơi đầy những bó lác nhuộm đủ sắc màu. Phóng viên đến cơ sở chiếu Ba Mốc hi những người thợ đang tất bật bên khung dệt, máy may. Bà Trần Thị Bạch Tuyết, chủ cơ sở liền tay bó những bó lác đã nhuộm màu. Khi những sợi lác đủ màu được bó gọn gàng, chất cạnh nhau, bà ngồi vào khung dệt.  Đút những sợi lác vào khung, kéo mạnh cần gỗ nằm về phía sau, bà nói: "Khi dệt, cần kéo mạnh để chiếu không bị hở thì mới đẹp, bền".


Hơn 40 năm làm chiếu theo phương thức truyền thống, bà Tuyết đúc kết kinh nghiệm: "Chiếu đẹp, lác phải thật khô, trắng, cọng bóng tròn, không quá to. Kỹ thuật dệt là yếu tố quyết định chiếu đẹp hay xấu. Khi dệt, không để lác gãy, tránh bị hở. Công đoạn tạo màu cũng lắm công phu. Muốn màu không phai, không dính lên quần áo khi nằm, lác phải được nhúng vào chảo màu đang sôi, chờ cho nước sôi lại lần nữa để màu thấm vào từng sợi lác. Đặc biệt, khi may chiếu, đường may phải sắc nét, không dày hay quá thưa". Với cách làm thủ công, trong vòng 2 giờ, bà Tuyết hoàn thành một chiếc chiếu.
Theo những người dân ở đây, làng chiếu Long Định có từ năm 1954, do những người Bắc di cư vào Nam lập nên. Khi đến vùng đất Long Định, người dân chọn nghề làm chiếu vốn là nghề truyền thống phương Bắc để làm kế mưu sinh. Từ vài chục gia đình làm chiếu ban đầu, đến nay có hơn 5 ngàn thợ làm nghề và phát triển qua nhiều thế hệ. Dạo một vòng từ ấp Khu Phố, ấp Mới, ấp Tây 1 đến ấp Kinh II A...  phóng viên đều bắt gặp cảnh nhà nhà làm chiếu, người người làm chiếu. Ngoài cách làm chiếu thủ công truyền thống, nhiều  gia đình dân đã đầu tư máy móc để làm chiếu theo hướng công nghiệp, cho ra sản lượng nhiều hơn, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường.
Bạn,
Báo Người Lao Động ghi nhận rằng cũng với nghề làm chiếu, nhiều người dân trong làng đã thoát nghèo. Những người lao động quanh năm gắn bó với ruộng đồng giờ lại có thêm thu nhập. Một người thợ làm chiếu của làng nói với phóng viên: "Ngày xưa, nhờ nghề chiếu mà cha mẹ tôi đã nuôi tôi khôn lớn. Giờ cũng với nghề này, tôi lại tiếp tục nuôi con. Tôi luôn muốn nghề phát triển để sau này con tôi có cơ hội được nối nghiệp cha ông mình."

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.