Hôm nay,  

Con Đường Bị Lãng Quên

7/11/200500:00:00(View: 6229)
Bạn,
Theo báo quốc nội, trong hệ thống giao thông đường bộ tại miền Nam Việt Nam, có 1 quốc lộ là bộ mặt, là cửa ngõ quan trọng nhất của thành phố Sài Gòn. Đã có nhiều dự án "trang điểm", rồi nhiều năm qua người ta đã mua và bán, trả giá và cuối cùng là để lại con đường với diện mạo bầm dập, thê thảm. Đó là quốc lộ 13, cửa ngõ phía đông của Sài Gòn. Báo Tuổi Trẻ ghi nhận thực trạng của con đường này qua đoạn ký sự như sau.
Trên một chuyến xe khách từ Đắc Lắc về thành phố, khi qua khỏi địa phận tỉnh Bình Dương gần đến ngã tư Bình Phước (phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, TP.SG), anh tài xế bảo: "Hết quốc lộ rồi, giờ sắp vào đường làng bà con ơi!" Một bà cụ lần đầu về thành phố thắc mắc: "Vậy khi nào mới tới Sài Gòn hả chú"". Anh tài xế cười phá lên: "Thì tới rồi nè cụ ơi!" Quả thật, vừa hết đại lộ Bình Dương thì xe đã dằn xóc, lạng bên này lách bên kia để tránh ổ gà như... đường làng. Cửa ngõ Sài Gòn đón chào người dân từ các tỉnh miền Đông, miền Trung, miền Bắc vào thăm Sài Gòn là như vậy đó. Xe chưa kịp hết vòng xoay dưới gầm cầu vượt, con đường đã hẹp lại một nửa. Trên dải phân cách cỏ lún phún xanh um. Những bãi lầy, vũng nước xuất hiện dài dằng dặc ở cả hai bên đường, ven lề đường, những ụ sình lầy lam nham cùng những mảng nhựa đường và những chiếc bẫy cho xe gắn máy, ôtô chẳng may sa vào, diện tích mặt đường cứ theo đó mà teo lại, hòa vào với đất, đá. Độ dốc giữa mặt đường và hai bên càng lúc càng cao do cát, đá không chỗ bám cứ trượt xuống, khoảng nhựa ở giữa đội lên đúng y như một con đường đê...

Đến cây số thứ 2 tính từ ngã tư Bình Phước thì cái mỹ danh "đường làng" được giới tài xế đặt cho quôc lộ 13 lại càng được khẳng định hùng hồn hơn nữa bằng một cái chợ chồm hổm, cá, thịt, rau cải... cứ thản nhiên xua ruồi và mua bán tấp nập ngay trên tấm nilông trải trên nền đất. Những chiếc bàn bán xôi, bánh cuốn, bún riêu, xe bánh mì cũng luôn tay gói, múc, thực khách vui vẻ xì xụp ngay trên quốc lộ vì người ta không thể phân biệt được đâu là lộ đâu là lề. Đoạn đường trước cây xăng Hiệp Bình Phước mới thật kinh khủng, lòng đường nham nhở bỗng "teo" lại còn phân nửa, vì phía bên kia cả một "cái ao" khổng lồ đã chiếm gần hết lòng đường, dòng người ngược chiều cứ thế mà xỉa ngang qua phía đối diện; xe gắn máy, ôtô, xe khách, xe tải và cả người đi bộ đều hòa vào nhau trông thật ngoạn mục để tránh sa xuống "ao sâu". Kinh khủng nhất vẫn là đoạn giữa cầu Ông Dầu và cầu Đúc Nhỏ, xe đang bon bon bất thình lình ngoặt trái bởi trước mắt đoạn đường nhựa bông... biến mất, nhường chỗ cho những "vực sâu" cả mét.
Bạn,
Cũng theo báo TT, muốn hiểu hết nỗi khổ của người dân nơi đây thì phải đi sau cơn mưa. Và con đường này có "một điều hết sức đặc biệt, đặc biệt đến tàn nhẫn" là gần như suốt 5km quốc lộ không hề có cống thoát nước, mỗi khi mưa lớn nước cứ tụ lại thành ao, thành hồ hoặc tuôn thẳng xuống nhà dân nằm sâu dưới hai bên đường.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2019 sẽ diễn ra từ ngày 12 - 14/5/2019 tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Tam Chúc (xã Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) với chủ đề: Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững.
Câu chuyện oan nghiệt kỳ lạ: vợ chồng đốt nhau. Bản tin VTC News kể: Sau khi tranh cãi, 2 vợ chồng tạt xăng vào nhau rồi châm lửa đốt, dù được người dân gần đó ứng cứu kịp thời nhưng cả 2 đều bị bỏng nặng.
Chỉnh trang nội đô Đà Lạt… cách nào để giữ được nét đẹp lịch sử? Đó là chuyện đang tranh cãi…
Tình hình môi trường càng lúc càng đáng ngại... Một trong những nơi đẹp nhất ở Đà Lạt cũng trở thành bãi sình...
Bây giờ là giữa tháng 4/2019, lại nhớ tới Tướng Trần Văn Cẩm và trận Phú Yên trong tháng 4/1975. Tài liệu sau đây trích từ quân sử gia Vương Hồng Anh.
Một trong những nỗi lo tại Việt Nam là ngộ độc thực phẩm. Rồi ngộ độc thuốc, rồi ngộ độc đủ thứ... Hàng ngày, cứ mãi nghe tin ngộ độc từ công nhân hãng xưởng cho tới học sinh tiểu học... Có vẻ như đây là điệp khúc bất tận. Tại sao thế? Tại sao nước khác ít bị ngộ độc hơn Việt Nam? Tại sao trước 1975 ít hơn?
Cháy kinh hoàng vì chập điện... Lỗi ở thợ điện, hay lỗi ở nhà thầu xây dựng? Hay lỗi ở các cơ quan kiểm tra về xây dựng? Hay lỗi ở người chủ cơ sở bị cháy?
Bạo lực gia đình vẫn gay gắt... Báo An Ninh Thủ Đô kể chuyện: Cô bé lấy thân mình che chắn cho mẹ khi bị cha chém tới tấp.
May mắn giữa biển Hoàng Sa... Bản tin VTC kể: Lực lượng cứu hộ của Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam vừa đưa một thuyền trưởng tàu cá bị tai biến ở Hoàng Sa vào đất liền an toàn.
Hóa ra gian lận điểm cũng chỉ vì các quan chức… Người dân thường bắt buộc phải sống tử tế… Báo Thanh Niên kể chuyện Hà Giang: Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hà Giang xác định một số người có chức vụ quyền hạn tại Sở GD-ĐT và Công an tỉnh đã tiếp tay cho hành vi gian lận điểm thi tại kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 để trục lợi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.