Hôm nay,  

Ký Túc Xá Giữa Đại Ngàn

01/07/200700:00:00(Xem: 2526)

Bạn,

Theo báo quốc nội, tại các xã ở vùng Tây Nguyên, nhiều học sinh phải đi học xa nhà hàng chục cây số. Trước  những vất vả về lộ trình đến trườngc của con em, nhiều phụ huynh đã góp tiền dựng những khu lều gần trường học mà  ngành giáo dực địa phương gọi là "ký túc xá". Đó là những khu lều tồi tàn được làm bằng nứa rừng, chắp vá khắp nơi,  và là nơi cư trú cho học sinh "nội trú" trong suốt niên học.  Báo SGGP ghi nhận về thực trạng  này qua 1 đoạn ký sự như sau.    

Gọi là ký túc xá (KTX) cho sang nhưng thực chất chỉ là 3 dãy phòng gần trường, được những phụ huynh người  sắc tộc bản địa dựng tạm để con em lưu trú tiện cho việc học. Mỗi dãy gồm 2-3 phòng tồi tàn được che lại từ những tấm phên đan bằng nứa, có nhiều chỗ phải che áo mưa và tấm bạt...

Khu Ký tuc xá đặc biệt này nằm nép hông Trường Trung học cơ sở (lớp 6-9) Phan Bội Châu, xã Ea Trang, huyện M' Đắc (cách thành phố Ban Mê Thuột 130km). Rộng khoảng 50m2, được vá chắp chằng đụp, nhìn từ bên ngoài, khu "ký túc xá" này không có vẻ gì là nơi ở của hơn 20 em học sinh. Bên trong nhà, những chiếc chõng tre xếp thành hai hàng. Tài sản có giá trị nhất có lẽ là chiếc đàn ghi ta dựng ở góc phòng.

Nhà các em ở trong ký túc xá rất xa, gần nhất cũng 15km. Mùa nắng còn có thể đi lại còn mùa mưa thì vất vả vô cùng, các em phải mất hơn một buổi mới đến được trường. Xe cộ hầu như không có, bởi đường sá quá xấu. Đây chính là lý do khiến các bậc phụ huynh đã tính kế dựng lều cho con.  Một giáo viên tên là Mạnh Điệp cho biết: "Các em ở ký túc  xá này, đa số là sắc tộc Mông, Dao, Mường, Tày, có em đã trọ cả 4 năm học. Trông lụp xụp như vậy nhưng đó là nỗ lực lớn của các phụ huynh. Họ xin được dựng lều ở trọ trên đất nhà trường với mong muốn con em mình được ăn học đến nơi đến chốn". Thấy phóng viên chăm chú quan sát những tấm liếp tre chắn vách, giáo viên này bảo: "Ở đây, ngày nắng trời rất oi ả, còn khi mưa thì nước thấm nhòa cả con chữ. Các em phải nằm chung cho ấm. Khổ thế nhưng chưa em nào bỏ học dở chừng cả".

Bạn,

Cũng theo báo SGGP, tuy gặp nhiều khó khăn nhưng những thành viên của "ký túc xá giữa đại ngàn" luôn ý thức trong vấn đề học tập. Đa số các em đều có học lực từ trung bình khá trở lên.  Nói về ước mơ của mình, 1 học sinh tên là Triệu Thị Bình cho biết: "Người dân nơi buôn em ở khổ lắm, mỗi lần bị đau ốm gì không có tiền đi chữa bệnh. Ước mơ của em sau này sẽ thi vào trường y khoa để trở thành bác sĩ, về chữa bệnh cho những người dân trong buôn làng em".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.