Các nhà khoa học khí hậu đồng ý hâm nóng khí hậu do con người gây ra sẽ đưa tới nước biển dâng cao. Điều đó đã xảy ra. Nhưng như các nghiên cứu mới cho thấy, các nhà khoa học không chắc là mực nước biển sẽ dâng cao bao nhiêu vào cuối thế kỷ này. Theo bài báo được đăng trong tạp chí Earth’s Future, sự tan vỡ băng tại Bắc Cực là bất định.
Nếu con người không làm gì để cắt giảm khí thải carbon thì sẽ làm cho mực nước biển dâng cao từ 2 tới 6 feet vào năm 2100.
Ở cấp độ thấp nhất, nước biển dâng cao sẽ nuốt chửng vùng đất mà hiện nay 100 triệu người đang cư ngụ. Ơ cấp độ cao nhất, mực nước biển dâng cao sẽ tống xuất nhà cửa của 150 triệu người.
Nghiên cứu mới nhất cho thấy các mẫu tiên đoán sẽ không thể giảm bớt mức độ trong vòng vài thập niên nữa.
Hiện tượng quy mô đưa tới dâng cao mực nước biển – sự phức tạp của hâm nóng toàn cầu và những thay đổi rộng lớn tại Bắc Cực – thì thiệt là khó để giảm xuống.
“Nhiều mơ hồ trong những phỏng đoán sau năm 2050 về mực nước biển dâng cao và chúng ta có thể sống với điều đó một khoảng thời gian,” theo tác giả đứng đầu của nghiên cứu là Robert E. Kopp, giáo sư tại phân khoa về Trái Đất và khoa học hành tinh tại Đại Học Rutgers University, cho biết trong một thông cáo báo chí. “Chúng ta có thể đi tới 8 feet mực nước biển dâng cao vào năm 2100, nhưng chúng tôi không có bằng chứng rõ ràng về việc này vào năm 2050.”
Sự bất tan vỡ của tảng băng trên biển thì đã được nghiên cứu kỹ. Nhưng sự tan vỡ của vách núi băng cũng có thể làm cho mực nước biển dâng cao nhanh. Các nhà khoa học khí hậu không biết rõ về sự tan vỡ của vách đá băn.