Hôm nay,  

Cà Phê Vỉa Hè

19/06/200700:00:00(Xem: 3188)

Bạn,

Theo báo quốc nội, tại nội thành Sài Gòn, cùng với sự nở rộ của những quán cà phê sang trọng, thì các quán cà phê bình dân nằm bên vỉa hè của những trường đại học và các công viên lớn. Loại hình cà phê này xuất hiện khá lâu đời, ban đầu là cà phê đứng tại chỗ uống, rồi đến cà phê ly để tiện lợi cho các bạn sinh viên mang vào trường học, và giờ đây nó lại có thêm những tên gọi độc đáo khác như cà phê các-tông, cà phê bệt. Báo CA Sài Gòn ghi nhận toàn cảnh về các quán cà phê vỉa hè này qua đoạn ký sự như sau.

Tên gọi cà phê cạc-tông hay cà phê cục gạch xuất hiện đầu tiên tại trường Đại học Kiến trúc TPSG. Dọc theo vỉa hè của trường nằm tại góc đường Nguyễn Đình Chiểu giao với Pasteur là nơi tụ tập rất nhiều sinh viên đến uống cà phê, trong đó sinh viên Kiến trúc chiếm đến 99%. Gọi là cà phê cục gạch vì trước đây người bán thường đưa cho mỗi khách một cục gạch để đặt ly cà phê lên trên hay dùng nó lót chỗ ngồi, nhưng sau này cục gạch đã được thay thế bằng tấm bìa cạc-tông có thể trải ngồi thoải mái hơn. Giá cà phê tại đây rất rẻ, cà phê đá giá 2 ngàn 500 đồng và cà phê sữa thì 3 ngàn đồng.

Một  địa điểm cà phê vỉa hè khác được nhiều sinh viên ưa thích là cà phê bệt trên đường Hàn Thuyên và đường Alexander de Rhodes bao bọc xung quanh  một công viên. Khách hàng đến đây thuộc nhiều thành phần khác nhau, từ các sinh viên, công nhân viên cho đến những tay chơi xe Vespa cổ... Chỗ ngồi  đa phần là tận dụng ghế đá và vỉa hè xung quanh công viên nên dân ghiền cà phê thường gọi đây là cà phê bệt. Cà phê có giá bình dân, cà phê sữa đá 5 ngàn đồng và cà phê đá 3 ngàn đồng. Tất cả dụng cụ pha chế được đặt trên một chiếc Toyota 7 chỗ đời cũ đậu ngay bên lề đường, người chủ pha cà phê bên trong bưng ra tận nơi cho khách. Ban đầu chủ quán có thuê sân trước một biệt thự làm nơi pha cà phê, nhưng sau này mặt bằng bị lấy lại nên chủ quán mua chiếc xe đời cũ, vừa làm nơi buôn bán vừa có thể thu dọn đồ đạc nhanh chóng nếu có lực lượng trật tự đô thị đến kiểm tra.

Sinh viên thích uống cà phê vỉa hè trước tiên là do giá bình dân, hợp túi tiền, ngoài ra nơi đây còn đem đến một không gian rất thoải mái, tự do. Nếu so sánh với cà phê vỉa hè cao cấp Highland trên đường Đồng Khởi, chỉ cách cà phê Hàn Thuyên vài trăm mét, thì  khách trẻ được phỏng vấn đều lựa chọn cà phê bệt. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến câu trả lời này, ngoài sự chênh lệch khá cao về giá tiền (cà phê Highland giá dao động trên hai mươi ngàn một ly), các bạn cho rằng ngồi "bệt" ở cà phê vỉa hè cảm giác tự do và khung cảnh thoáng mát hơn, có thể đùa nghịch mà không sợ ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.

Bạn,

Báo CA ghi nhận rằng đối với sinh viên trường Kiến trúc thì cà phê vỉa hè còn là nơi các sinh viên năm trên chỉ bảo kinh nghiệm cho năm dưới. Cũng từ đây đã có rất nhiều đề án quy mô ra đời, điều này càng củng cố thêm truyền thống vừa uống cà phê vỉa hè, vừa phác thảo ý tưởng của sinh viên ngành này.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.