Hôm nay,  

Nhạc “não Tình”

5/2/200400:00:00(View: 5805)
Bạn,
Theo ghi nhận của báo quốc nội, cách nay khoảng 15 năm, các chương trình ca nhạc, từ sân khấu tụ điểm, nhà văn hóa đến các đoàn hát, truyền thanh, truyền hình... bỗng nhiên xôm tụ với sự xuất hiện nhiều sáng tác mới của một dàn các nhạc sĩ mới, kéo theo sự xuất hiện của một dàn nghệ sĩ mới, dần dần, trên thị trường âm nhạc có quá nhiều ca khúc tình yêu mà báo quốc nội cho rằng đó là nhạc não tình, nội dung luôn rên rỉ. Sự lan tràn của loại nhạc não tình tới mức trẻ em cũng bị buộc phải hát những câu ca yêu đương mộng mị, mà nhiều trường học, các bậc phụ huynh, báo chí, đã phải lên tiếng . Báo SGGP viết như sau.
Nỗi lo càng ngày càng tăng thành nỗi buồn vì nhạc não tình phổ biến là các bản nhạc ngoại hoặc sao chép giai điệu nhạc ngoại lai như Pháp, Mỹ, Trung Quốc, Hồng Công, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan... Lúc đầu là nhạc ngoại, lời Việt, sau đó là bài hát ghi tên tác giả Việt Nam. Các nhạc sĩ não tình cho rằng, đã yêu thì phải buồn, cho nên nhạc não tình chẳng có tội tình gì. Xa hơn nữa một số nhạc sĩ, ca sĩ còn cho rằng, cùng với sự thông thoáng của thời mở cửa hội nhập, hơn bất cứ loại hình VHNT nào, âm nhạc có điều kiện hòa nhịp nhanh nhất, mạnh nhất hiệu quả nhất. "Tình yêu không biên giới và tình khúc không biên giới", với quan niệm đó, nhạc não tình Việt Nam cứ thả sức tung hoành, nếu không nói là tác oai tác quái không có biện pháp ngăn chặn và không Nam hiện nay.Và, cái gì đến đã đến ngăn chặn được.

Sau một thời gian, người ta đã phát hiện ra rằng, trong sự lạm phát của nhạc não tình, một số tên tuổi nhạc sĩ nổi lên với vài bài hát, thì có nhiều bài là nhạc copy của các nhạc sĩ nước ngoài. "Tình yêu không biên giới, tình khúc không biên giới" là như vậy chăng. Khi anh không yêu bằng trái tim mình mà phải vay mượn, trộm cắp nhịp tim yêu của người khác, đó đâu phải là tình yêu. Lừa dối được bản thân mình, anh sẽ lừa dối người khác. Lừa dối một lần, sẽ lừa dối nhiều lần. Một người lừa dối được, nhiều người sẽ bắt chước lừa dối.
Bạn,
Cũng theo SGGP, sau vụ việc về sự quá giống nhau giữa bài hát "Frontier" của nhạc sĩ Nhật Bản Keiko Matsui và bài hát "Tình thôi xót xa" của nhạc sĩ Bảo Chấn, hàng loạt bài hát, nhất là loại nhạc não tình của rất nhiều người là những bản photocopy bài hát nước ngoài ở nhiều cấp độ được phát giác. Báo SGGP viết: "Dư luận và công luận khẳng định: những cảnh báo trước đây về quản lý hoạt động biểu diễn ca múa nhạc trong đó có sự lạm phát của nhạc não tình là điều không nên bỏ qua. Hội chứng nhạc não tình sẽ còn dai dẳng".

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Tuần này sẽ có rằng tháng 7, Đại Lễ Vu Lan
Phần nhiều trong thế hệ chúng ta đều trải qua những gian nan phận đời
Chuyện lạ: Bán xe máy phải... xác nhận độc thân
Trung Quốc đã bất chấp luật pháp Quốc tế để đem tầu Hải Dương 8 vào thăm dò dầu khí bên trong vùng Đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam
Mưa lũ, bão táp gây nhiều thiệt hại… Bản tin VOH kể về trường hợp: Đánh chìm sà lan, xếp 10.000 bao tải cát cứu đê biển.
Bắt tại trận… đang nhận hối lộ… Nhưng đây là cấp huyện, chưa lên cấp cao.
Tiền từ Hoa Lục đổ vào Việt Nam ào ạt… đầu tư tăng vọt từ TQ chắc chắn là điều quan ngại cho tương lai.
Cũng trong tháng 8 là những ngày để dân tộc Nhật Bản tưởng niệm hai quả bom nguyên tử rơi vào hai thành phố Nhật
Giao thông thông minh… chuyện này khó hiểu. Có thể là điều hướng giao thông qua máy vi tính?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.