Hôm nay,  

Dân Đảo ‘khát’ Nước

09/06/200900:00:00(Xem: 2726)

DÂN ĐẢO ‘KHÁT’ NƯỚC

Bạn,
Theo báo Sài Gòn, tại vùng biển tỉnh Kiên Giang, miền Tây Nam phần, cư dân  quần đảo Nam Du (huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang), đang "khát" nước ngọt. Các giếng đào, giếng khơi gần như cạn kiệt. Người dân phải vét từng lon một. Những năm mùa khô kéo dài, người dân chia lịch để vét nước. Nước chảy ra bao nhiêu, vét hết bấy nhiêu. Nước ít nên phải vét luôn cặn, cát rồi lắng lại để uống.  Các gia đình cử người đi "canh" nước, ngủ xếp hàng chờ đến lượt mình. Những mạch nước ngầm hiếm hoi vắt kiệt sức vẫn không thể cung cấp đủ nước ngọt cho người dân sử dụng. Báo Cần Thơ ghi nhận thực trạng này như sau.
Tại quần đảo Nam Du, ông Trần Văn Tuấn, 17 năm sinh sống trên Hòn Mấu, cho biết: "Nước ngọt trở thành nỗi ám ảnh. Có những đêm đang ngủ, tôi bỗng la thất thanh vì chiêm bao thấy có người lấy cắp thùng nước ngọt của mình vừa "mót" được! Nhờ trời, năm nay mưa sớm, giếng vẫn còn chút nước. Hạn chừng nửa tháng thì giếng cạn queo. Lại phải ngủ tại giếng chờ... vét nước!".


Liên tục nhiều cơn mưa đầu mùa năm nay không làm dịu được cơn khát. Cư dân trên quần đảo 21 hòn này chủ yếu trông chờ vào nguồn nước duy nhất tại Bãi Ngự ở Hòn Lớn (xã An Sơn, huyện Kiên Hải). Vị trí "đối sơn tích thủy" của khu vực này đã tạo ra nguồn nước ngọt quanh năm. Nhưng gần đây, nguồn nước này cũng không còn dồi dào nữa. Người dân ngay tại Hòn Lớn vẫn phải đổi nước với giá 15 ngàn đồng/thùng phuy 200 lít, 3 ngàn đồng/2can loại 20 lít. Qua tới Hòn Ngang, Hòn Mấu (xã Nam Du), giá nước tăng thêm 3 ngàn-5 ngàn đồng/phuy, 1 ngàn đồng/đôi tùy vị trí. Lúc khan hiếm, giá đổi nước lên đến 35 ngàn đồng, cao điểm là 65 ngàn đồng/  phuy nước. Người nghèo không mua được nước thì cầm can chờ ở cầu tàu trông chờ vào sự "hào phóng" của nhà tàu mang nước từ đất liền ra đảo để giải nhiệt cơn khát.
Nước ngọt trở thành "báu vật" của người dân đảo xa nên phải chắt chiu từng giọt. Bà Lưu Thị Phương, ở xã Nam Du, tâm sự: "Nước vo gạo được sử dụng rửa rau. Xả quần áo bằng nước biển rồi mới sử dụng nước ngọt xả lại để... rửa mặn. Tắm cứ như thoa nước lên người chứ chẳng dám xối nhiều. Tiết kiệm lắm thì mỗi người cũng phải sử dụng khoảng 150 ngàn-200 ngàn đồng tiền nước ngọt mỗi tháng. Lúc khan hiếm, giá cao, nước ngọt chỉ để uống và nấu ăn. Tắm biển rồi "rửa mặn" bằng một ít nước ngọt...".
Bạn,
Cũng theo báo Cần Thơ, hằng năm, người dân trên quần đảo Nam Du phải chịu "khát" nước ngọt ít nhất 3 tháng. Nhiều giếng khơi, giếng tự nhiên và một số giếng đào bị nhiễm mặn, nước lợ nhưng cũng được người dân tận dụng mang về dùng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.