Hôm nay,  

Dân Nghèo Xóm ‘Ổ Chuột’

05/04/200800:00:00(Xem: 3326)

Bạn,

Theo báo  điện tử VietNamNet  trên  địa bàn thành phố Huế,  phía sau  1 con  đường có tên đường Phan Đăng Lưu sầm uất, có  một xóm nghèo được hình thành hơn 18 năm qua, gồm 52  gia   đình  sống trong những  căn nhà nhếch nhác, hôi hám như ổ chuột. Việc di chuyển họ đến một nơi đàng hoàng hơn đã được ngành xã hội tính đến, nhưng chính thức vào thời  gian nào thì dân vẫn chưa biết và  ủy ban  địa phương thì vẫn  cứ hứa. Báo điện tử VietNamNet ghi nhận tình cảnh khốn khổ của cư dân xóm này qua đoạn ký sự như sau.

Qua chiếc cầu đúc bằng bê tông mang cái tên quyến rũ "Thiên Mã" bắc qua dòng nước đen ngòm, rác thải, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc là một tổ hợp những ngôi nhà được dựng sơ sài, tạm bợ, với những phận người mòn mỏi chờ được đến nơi ở mới.Cùng với thời gian, quá trình "sinh sôi nảy nở", từ chỗ 17 gia  đình sinh sống ban đầu (năm 1989), đến nay tại khu vực này đã có tới 52  gia đình. Họ đến đây dựng lên những ngôi nhà bằng tôn, tre, ván,... một số dựa lưng vào thành, số khác dựng nhà dọc mép hào Thành Nội.Tại đây, người dân phải đối diện với không ít khó khăn khi những điều kiện sinh hoạt tối thiểu nhất không trực tiếp đến được. Nói về chuyện điện, chuyện nước ở đây, chị Hoàng Thị Dung ngán ngẩm: "Có trực tiếp mua từ nhà máy nước, nhà máy điện mô, gần hai chục năm ni đều phải đi câu điện, câu nước lại của người khác với giá cao". Cái giá phải trả cho việc dùng điện, dùng nước sinh hoạt ở đây không hề rẻ, một mét khối nước với giá 5 ngàn đồng, mỗi số điện từ 1 ngàn- 1 ngàn 200 đồng.

Giữa chừng những câu chuyện kể về "cuộc đời tạm bợ" với bờ thành này, luôn thấy tiếng chuột ré lên từng hồi, vô tư bò khắp góc nhà. Chuột ở đây quen người đến nỗi cùng ăn, cùng ở với người. Ngồi giữa sàn nhà bằng gỗ, gọt xoài, cóc chuẩn bị cho buổi chợ rong chiều, chị Đỗ Thị Hoa nói vui: "Chuột quen quá rồi, chúng không sợ người mô, chú không tin tui bỏ đĩa bún ở sàn thì chỉ vài phút sau hết sạch". Thấy  phóng viên có vẻ nghi ngại, chị Hoa nhanh tay bốc lấy một nắm bún vừa mua về chuẩn bị cho bữa cơm trưa cho vào chiếc đĩa, khoảng chừng 3 phút, 3 con chuột chui lên từ sàn nhà chén sạch!Bên đĩa bún là chiếc chiếu, một tấm chăn mỏng mảnh chị ngủ chưa kịp gấp. May mắn là từ lúc đến đây chưa một lần xảy ra dịch bệnh.Còn chuyện vệ sinh thì khỏi phải bàn. Nhà vệ sinh là những chiếc cầu tõm trống hoác được dựng lên ở con hào. Rác thải sinh hoạt, chất thải con người tất cả đều được vứt xuống hào, mùa mưa đỡ khổ vì mùi, khi nắng lên nước con hào cạn, mùi xú uế bốc lên nồng nghịt mũi người.

Bạn,

Cũng theo báo VietNamNet, người dân cư ngụ tại khu bờ thành Phan Đăng Lưu hầu hết là những người buôn thúng bán bưng mưu sinh bằng đủ tất cả các nghề từ đạp xích lô, chạy xe thồ, bốc vác ở chợ. Cuộc sống bèo nhèo, lắm vất vả, khó khăn.Hầu hết những người dân ở đây đều có một mong mỏi chung là được sớm di dời đi nơi khác, thoát khỏi cảnh sống tạm bợ, nước đọng, ao tù này.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khủng hoảng y tế tại phía bắc đã tới mức kinh hoàng: sán lợn... Lợn là heo... Báo Đại Đoàn Kết kể: Trước tình hình trẻ nhiễm sán lợn liên tục gia tăng, nhiều bậc phụ huynh tại Thuận Thành- Bắc Ninh đã đưa con mình về Hà Nội để tiến hành xét nghiệm sán lợn. Được biết, chỉ riêng trong một buổi sáng ngày 18/3, đã có gần 400 trẻ đến Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng trung ương để làm xét nghiệm sán lợn. Các bác sĩ đã bắt đầu là việc từ 5h sáng với 10 bàn khám và Viện hẹn các gia đình sau 1 đến 3 ngày sẽ có kết quả xét nghiệm.
Gian lận điểm... Báo Công Lý ghi nhận: Vụ gian lận điểm thi THPT quốc gia sau khi cơ quan chức năng công bố kết quả điều tra cho thấy tại Hòa Bình đã có 140 bài thi trắc nghiệm của 56 thí sinh bị can thiệp tẩy xóa để nâng điểm. Danh sách các địa phương gian lận điểm còn có Sơn La, Hà Giang.
Vậy là tròn 145 năm ký kết Hiệp ước Giáp Tuất -- một bản văn ký năm 1874 và là bản hiệp định thứ hai giữa triều Nguyễn và Pháp, cắt nhiều tỉnh Nam Bộ cho quân Pháp.
Báo Dân Trí ghi nhận tình hình đầu tư: Ông Philipp Roesler (46 tuổi) là người Đức gốc Việt, từng giữ chức Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế và Công nghệ của Chính phủ Đức. Ông vừa nhận lời về Việt Nam làm việc với tư cách là Chủ tịch Hội đồng cố vấn Quỹ đầu tư mạo hiểm VinaCapital Ventures.
Tìm công nhân không dễ, đặc biệt với ngành chế biến thủy sản. Báo Tuổi Trẻ kể rằng TP.SG, ĐBSCL 'đỏ mắt' tìm công nhân chế biến thủy sản...Nhiều nhà máy chế biến thủy sản ở TP.SG, ĐBSCL vẫn thiếu lao động trầm trọng. Doanh nghiệp nói đã tăng lương, trong khi công nhân thủy sản nói phải chuyển nghề vì cuộc sống bấp bênh.
Samsung là đại gia Hàn quốc bước vào trong làng công nghiệp Việt Nam... Không chỉ là tạo ra hàng chục ngàn việc làm, nhưng cũng là một động cơ cho nhiều công ty phụ trợ...
Bác sĩ công rủ nhau rời bỏ bệnh viện công, để ra làm việc cho bệnh viện tư… Thế là, khủng hoảng.
Cõi này đầy những bất an... Ngay như người có tiền cũng chưa chắc được an toàn. Báo Tổ Quốc kể chuyện Long An, “ Vụ kẻ trộm sát hại chồng, vợ tự vệ khiến trộm chết: Đối tượng trộm cắp có nợ tiền nạn nhân”...
Cúp nước nhiều quận huyện, thôi thì phải chịu. Bản tin VnExpress kể: Bảy quận huyện TP SG bị cúp nước cuối tuần. Hàng trăm nghìn hộ dân sẽ bị cắt nước hoặc nước yếu trong 4 giờ để sửa chữa nhà máy nước Thủ Đức.
Hôm Thứ Sáu ngày 8 tháng 3 vừa mới qua đi... nhưng hẳn là kỷ niệm về Ngày Phụ Nữ vẫn còn in sâu trong lòng mọi người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.