Hôm nay,  

Đời Chạy Xe Ba Gác

10/06/200700:00:00(Xem: 2672)

Bạn,

Tại nhiều khu vực ở một số quận vùng ven Sài Gòn,  xe ba gác  là phương tiện vận tải thông dụng. Những người kiếm  sống bằng nghề này có lắm tai nạn bất thường. Ngoài tai nạn,  công an giao thông cũng là một nỗi lo thường trực của dân ba gác. Dù xe ba gác ở SG không bị cấm như ở các tỉnh lân cận, nhưng hầu hết các con đường chính đều cấm xe ba gác lưu thông, do đó chuyện bị phạt là điều khó tránh. Chuyện về cuộc mưu sinh khốn khổ của những người này được báo Dân Trí ghi nhận như sau.

Thời tiết thành phố mùa hè không quá nóng, trời đã ngã về chiều, dìu dịu gió. Vậy mà trên gương mặt  một người chạy xe ba gác mồ hôi chảy thành dòng. Gương mặt anh rất gầy guộc. Nó nhỏ quá so với bình thường, xương gò má và xương hàm trên một bên mặt đã không còn, gương mặt lõm vào như chỉ còn một nửa. Anh giải thích: "Mặt tôi vầy cũng là do cái nghề này đấy. Hôm đó trời mưa to quá, cái bà chủ xưởng mộc ở quận 2 nhờ tôi chở gỗ. Mà dân buôn bán đúng là gian thiệt. Bả bảo gỗ vụn nhẹ xọp nên chất thêm máy thanh kèo nhỏ lên trên. Trời thì mưa, ai cũng muốn về cho nhanh. Chẳng hiểu sao cái xe tải trước mặt tôi phanh gấp quá. Tôi phanh không kịp. Vậy là nguyên chiếc ba gác đánh vào đít xe tải. Cái cây kèo tống thẳng vào mặt tôi nên mới ra vầy".Hôm đó vì trời mưa đường vắng người qua lại, xe tải gây ra tai nạn chạy mất, anh được người đi đường đưa vào bệnh viện. Sau tai nạn đó, anh xuống sức, mà cũng xuống "đời": từ ba gác máy xuống thành ba gác đạp. Cái ba gác máy anh bán đi để lo tiền bệnh viện phí.

Anh tần ngần: "Làm cái nghề này lạ lắm, mọi người thì chửi, công an thì phạt, còn chủ thuê chở đồ thì dò xét mình như phạm nhân. Hồi tôi còn chạy ba gác máy, có chủ nhà chuyển đồ mà một xe máy chạy trước dẫn đường, một xe máy chạy sau hộ tống. Họ sợ mình chở đồ "dông" ấy mà. Cái nghề này thiệt tình cực chẳng đã mới phải làm thôi. Ai làm cũng cố ky cóp để...  bỏ nghề, chứ ai mà sống riết với nó được".

Bạn,

Phóng viên báo Dân Trí dẫn một  thanh niên  tên Xuân, 23 tuổi đời, 9 tuổi nghề, ngậm ngùi: kể: "Còn chạy được là còn may. Nếu cấm xe ba gác luôn như các tỉnh miến Tây thì mới chết. Vì cái xe sắm gần 6 triệu biết bán cho ai. Rồi làm nghề gì sống tiếp đây" Thế là còn may". Báo Dân Trí viết tiếp: May mà không gặp tai nạn, may mà khách đồng ý trả thêm cho chút tiền, may mà không gặp công an giao thông, may mà chưa bị cấm... Lạ, cái nghề phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt thế này mà cũng phụ thuộc vào lắm điều may rủi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.