Hôm nay,  

Kinh Hoàng Nước Uống

09/06/200700:00:00(Xem: 2621)

Bạn,

Theo ghi nhận của báo quốc nội, tại TPSG, người dân đang hoảng vía vì nước tương có nhiễm chất gây ung thư, sợ hãi vì các loại thực phẩm có chứa hoá chất gây độc hại cho cơ thể. Nhưng có một thứ còn nguy hiểm hơn, đó là nước sinh hoạt nhiễm bẩn. Một số rất đông người dân ở nhiều quận đang sử dụng các nguồn nước ô nhiễm. Báo Lao Động ghi nhận thảm họa này qua đoạn ký sự như sau.

Liên tục trong các ngày từ 3-6/6, nhiều cư  dân ở các quận Tân Bình, Phú Nhuận, quận 8, Bình Tân, Tân Phú kêu trời vì nước máy đục như nước cống và có mùi tanh. Dọc theo hẻm 368 đường CMT8, phường 4 quận TB, và các con hẻm lân cận có hàng trăm căn nhà, trong đó có hàng chục quán ăn, quán giải khát. Những hàng quán này chắc chắn không thể mua nước tinh khiết về để nấu thức ăn bán cho khách. Làm được vậy thì rất tốt, nhưng lỗ là cái chắc, nước tinh khiết dùng cho cả quán ăn chịu sao xiết. Trên địa bàn quận Tân Bình, Bình Tân, một bộ phận rất lớn dân cư không có nước máy để sử dụng, nên họ phải khoan giếng lấy nước sinh hoạt. Nhưng có một điều, không ai biết được chất lượng nguồn nước mà họ đang sử dụng. Họ khoan giếng, lấy nước và tự kiểm nghiệm bằng mắt thường, cứ thấy nước trong tất nhiên là nước sạch.

Đến khu vực nghĩa trang Bình Hưng Hoà để tìm hiểu thêm về nước sinh hoạt, phóng viên mới thấy người dân khu vực này đang sử dụng nguồn nước có nguy cơ ô nhiễm rất cao. Ở đây có khu nghĩa địa lớn, tồn tại cả trăm năm nay. Rời khu nghĩa địa, phóng viên đến các cụm dân cư chung quanh khu "xử lý rác Gò Cát". Với diện tích chôn rác rộng khoảng 17 hécta và tiếp nhận 3,000-4,000 tấn rác/ 1 ngày, đây là địa chỉ gây ô nhiễm lừng danh nhất đất Sài Gòn. Ông Đỗ Văn Chiến, ngụ 649 QL1A, phường Bình Hưng Hoà, quận Bình Tân, chủ quán nước ngay trước khu  rác tâm sự: "Mấy năm nay dân ở đây chịu đựng mùi hôi thối của bãi rác này nên quen rồi. Đôi lúc tôi nhìn ra đường, thấy người đi đường đưa tay bịt mũi, bụm mặt, nhổ nước bọt mới biết rằng không khí đang bị ô nhiễm, đang rất hôi thối, nhưng lỗ mũi mình quá quen với nó nên không biết". Kinh khủng hơn là nguồn nước mà gia đình ông Chiến đang sử dụng để nấu ăn, bán nước giải khát cho khách đi đường hàng ngày được lấy lên ở độ sâu chỉ vỏn vẹn 30m và cách bãi rác Gò Cát chưa đầy 50m. Dọc theo các nhà dân sống chung quanh bãi rác, phóng viên sợ chết khiếp vì mùi hôi, và không hiểu tại sao người dân có thể chịu đựng được suốt bao năm nay. Nhưng đáng sợ nhất là nước. Toàn bộ nhà dân chung quanh bãi rác đều khoan giếng lấy nước.

Bạn,

Cũng theo báo LĐ, tại khu vực nói trên, nguồn nước rỉ từ vài ngàn tấn rác mỗi ngày chảy đi đâu ngoài con đường thấm vào lòng đất. Người dân cũng không có cách lựa chọn nào khác ngoài việc hút nước dưới lòng đất lên để sử dụng . Họ biết rất rõ nguồn nước ở đây bị ô nhiễm nặng, nhưng không còn cách nào khác là phải tự cứu mình trước. Mỗi nhà sử dụng một dụng cụ lọc nước, hút nước giếng khoan lên rồi cho vào bình lọc để dùng hàng ngày.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.