Hôm nay,  

Lễ Hội Ở Tây Nguyên

19/02/200700:00:00(Xem: 3287)

Bạn,

Theo ghi nhận của báo quốc nội, tại Tây nguyên, có lễ hội Nước giọt được coi như lễ tạ ơn, cầu an các thần. Theo quan niệm của cư dân sắc tộc thiểu số,  Thần Nước có sức mạnh lớn hơn thần sấm, thần sét, có thể đuổi gió, gọi mưa về cho lúa, bắp được mùa, súc vật thành bầy, mọi người được ăn no, mặc ấm, khỏe mạnh, không ốm đau. Báo ND ghi nhận về lễ hội này tại 1 bản làng ở Kontum qua đoạn ký sự như sau.

Là cư dân miền núi, sống nhờ hoàn toàn vào nương rẫy và chăn nuôi, phụ thuộc vào thiên nhiên, nên người  Ba Na, Rơ Ngao làng Đác Kang Yop có một niền tin vào các đấng siêu nhiên, trong đó có Yàng Đác (Thần Nước) và vong linh ông bà, tổ tiên. Các đấng siêu nhiên chiếm vị trí quan trọng không những trong tiềm thức, mà còn tác động mạnh mẽ đến đời sống vật chất, tinh thần của người Rơ Ngao.  Được mùa lớn, dân làng Đác Kang Yop càng thêm biết ơn "Yàng" và ông bà, tổ tiên đã ban cho những điều tốt lành nên đã tổ chức hai cuộc lễ hội: Lễ hội Nước giọt vào trước vụ thu hoạch và lễ Ăn mừng lúa mới vào sau vụ thu hoạch. Đây là hai lễ hội truyền thống  của người Rơ Ngao truyền lại từ bao đời nay.

Trước khi cử hành Lễ hội Nước giọt, già làng A Pin tập trung dân về nhà rông bàn bạc, chọn ngày, giờ khai mạc, chuẩn bị rượu cần, gia súc hiến sinh và phân công công việc cụ thể. Trước kia, mỗi lần tổ chức lễ hội, dân làng thường dùng trâu để làm vật hiến sinh. Nhưng năm nay, theo ý kiến của Già làng, thôi không dùng trâu mà dùng các con vật khác nhỏ hơn và ít tốn kém hơn như dê, heo, gà... Việc đầu tiên giao cho các thanh niên làm vệ sinh, dọn nguồn nước cho thật sạch sẽ và sửa lại máng dẫn nước. Những người đàn ông khéo tay lo đẽo, điêu khắc, trang trí cho cây nêu có nhiều dải tua mầu ngũ sắc trông rất uy nghiêm dựng giữa sân nhà rông. Những người phụ nữ trong các gia đình chọn những gùi lúa thơm nhất, ngon nhất đem ra giã, cho vào ống nứa làm cơm lam phục vụ lễ hội.  Tùy theo hoàn cảnh riêng, từng gia đình có thể đóng góp nhiều hay ít, không có sự so bì lẫn nhau. Theo phong tục, những người đến dự có thể mang các loại trang phục tự chọn, nhưng những người trong đội hành lễ nhất định phải mặc trang phục truyền thống vải dệt từ sợi bông; đàn ông mặc áo cộc tay, cổ xẻ để hở ngực, đóng khố; đàn bà mặc áo cột tay, váy dài.  Các ghè rượu cột dính vào nhau theo từng hàng dài.

Bạn,

Cũng theo báo quốc nội, sau khi đoàn người đánh chiêng, múa xoang, hành lễ hiến sinh thực hiện xong các phần việc theo chương trình, g ià làng A Pin mới đọc bài khấn với lòng thành kính, trang nghiêm: "Ơ Thần Nước, Thần Cây, Thần Đá, các thần trên núi, các thần trên trời, linh hồn cha mẹ, tổ tiên xuống uống rượu, ăn thịt, che chở cho con cháu được ăn no, mặc ấm, không ốm đau, nuôi súc vật thành bầy, làm cái rẫy được nhiều lúa, nhiều bắp. Chúng con, những người dân làng Đác Kang Yop, nguyện cùng nhau giữ cho cái rừng còn nhiều cây, cho nguồn nước thêm trong lành, cho lũ hươu, nai, chim phí, bướm, ong có nơi trú ngụ". Khấn xong, Già A Pin trịnh trọng mời mọi người uống rượu lễ mừng ngày hội.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.