Hôm nay,  

Đời Ghe Cát

11/12/200900:00:00(View: 3293)

Đời Ghe Cát

Bạn,
Theo báo Sài Gòn, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có gần 30 bãi cát sạn, nguồn cát lấy từ các khu vực thuộc tỉnh Quảng Nam. Trong số các bãi này, có nhiều chủ bãi đã mua đến 4 - 5 chiếc ghe chở cát để thuê người chạy cát về cho bãi của mình... Đa số những người làm nghề này kể cả người có ghe và  những người chạy thuê cho chủ bãi đều là những người dân nghèo khó.  Báo Tiền Phong ghi nhận tình cảnh mưu sinh của người dân hút cát thuê ở Quảng Nam, Đà Nẵng qua đoạn ký sự như sau.
Khi con trăng lên chếch mấy ngọn sào, cũng là lúc phóng viên đến gần mép nước của khu vực bãi hút cát Kỳ Lam, nơi giáp ranh giữa hai huyện Điện Bàn với Duy Xuyên của tỉnh Quảng Nam.  Trước mắt  phóng viên  là khung cảnh của một công trường với mấy chục chiếc ghe lớn nhỏ đang nổ máy ầm ào hút cát. Theo tìm hiểu, những người đến hút cát ở đây đa số là dân ở các huyện Điện Bàn, Duy Xuyên, Quế Sơn và Đà Nẵng... họ đến hút cát với sự cho phép của ngành Tài nguyên-Môi trường địa phương. Hải - chủ một ghe cát cho biết: Tụi em đến hút cát ở đây đều có đóng lệ phí cả, cứ nộp 100 ngàn đồng thì hút được 2 ghe cát. Ghe nào cũng vậy, sau khi hút cát xong chờ cho con nước lớn là xuôi ghe về bán cho các đại lý cát sạn ở Đà Nẵng.  Hải cho biết: Khi cát khan thì bán cát to hạt được 22 ngàn đồng/khối. Khi bình thường thì chỉ 20 ngàn đồng/khối cát thôi"...


Nghe tiếng trẻ con khóc ở một ghe hút cát bên cạnh, phóng viên cặp mạn để hỏi thăm. Người đàn ông đang nhễ nhại mồ hôi hút cát lên chiếc ghe này là anh Nguyễn Tình (1977), quê ở thôn 5, xã Duy Thu, huyện Duy Xuyên (Quảng Nam). Tình kể với phóng viên rằng, Tình cùng với vợ là Mai Thị Hòa (1980) có 2 con nhỏ cùng sinh sống trên chiếc ghe chở cát này từ mấy năm qua. Đây không phải là chiếc ghe cát thuộc quyền sở hữu của vợ chồng Tình mà là ghe vợ chồng Tình nhận chạy thuê cho ông chủ bãi cát sạn ở Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng. Cứ mỗi chuyến chạy cát từ Kỳ Lam về Cầu Đỏ ông chủ trả công cho vợ chồng Tình 150 ngàn đồng. Mọi chi phí nhiên liệu và tiền mua phiếu cát chủ ghe đều chịu. Tình nói: Nếu ngày nào cũng đi được hai chuyến thì vợ chồng con cái đủ ăn, đủ mặc và chi phí cho các cháu học hành. Ngày nào chạy một chuyến thì đời sống vốn đã khó lại càng thêm khó.
Khi ngồi tâm sự với vợ chồng Tình trên dập dềnh sóng nước sông Thu Bồn,  phóng viên mới càng thêm tỏ: Hơn một trăm gia đình sống bằng nghề chở cát trên vùng sông nước Quảng Nam - Đà Nẵng này là bấy nhiêu cảnh ngộ. Không phải ai cũng đủ khả năng tài chính để sắm cho gia đình mình một chiếc ghe để làm phương tiện mưu sinh.
Bạn,
Cũng theo báo Tiền Phong, nhiều người phải chạy vay mượn mới đủ tiền mua lại một chiếc ghe cũ mang về chạy cát làm kế mưu sinh. Chạy cát liên tục mỗi ngày như thế, nhưng khoản tiền dành dụm còn lại mỗi tháng cũng chẳng đáng bao nhiêu. Số tiền dư dật này cũng chỉ đủ để trả tiền lãi vay cho chủ nợ chứ nợ gốc vẫn còn nguyên.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Doanh nghiệp Nhật Bản rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp VN…
Bắt đầu quan ngại rồi… xuất cảng rau quả giảm trong năm nay.
Không dưng Việt Nam lại trở thành bãi đáp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trốn thuế…Báo Đất Việt kể: Lo Việt Nam thành bãi đáp cho DN Trung Quốc tránh thuế…
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, vào Chủ Nhật này (ngày 6 tháng 10/2019) là tròn 132 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
Thường khi đầu tư vẫn có nghĩa là ném tiền lên cho bay theo gió… Chưa hẳn thế, nói đầu tư, có khi tiền vào túi riêng cán bộ và rồi khai đầu tư chưa hiệu quả…
Sinh viên đánh bài trong trường đại học. Đặc biệt đây là trường sư phạm… nghĩa là các thầy giáo tương lai.
Cấm hút thuốc thử nghiệm… hy vọng s4 thêm du khách không ưa thuốc lá.
Chính phủ CSVN bán nước với giá trên trời… làm người dân chới với.
Ngày cxàng khó thổ tại Hà Nội, khó thở tới sinh bệnh đủ thứ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.