Hôm nay,  

Đời Ghe Cát

11/12/200900:00:00(View: 3345)

Đời Ghe Cát

Bạn,
Theo báo Sài Gòn, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có gần 30 bãi cát sạn, nguồn cát lấy từ các khu vực thuộc tỉnh Quảng Nam. Trong số các bãi này, có nhiều chủ bãi đã mua đến 4 - 5 chiếc ghe chở cát để thuê người chạy cát về cho bãi của mình... Đa số những người làm nghề này kể cả người có ghe và  những người chạy thuê cho chủ bãi đều là những người dân nghèo khó.  Báo Tiền Phong ghi nhận tình cảnh mưu sinh của người dân hút cát thuê ở Quảng Nam, Đà Nẵng qua đoạn ký sự như sau.
Khi con trăng lên chếch mấy ngọn sào, cũng là lúc phóng viên đến gần mép nước của khu vực bãi hút cát Kỳ Lam, nơi giáp ranh giữa hai huyện Điện Bàn với Duy Xuyên của tỉnh Quảng Nam.  Trước mắt  phóng viên  là khung cảnh của một công trường với mấy chục chiếc ghe lớn nhỏ đang nổ máy ầm ào hút cát. Theo tìm hiểu, những người đến hút cát ở đây đa số là dân ở các huyện Điện Bàn, Duy Xuyên, Quế Sơn và Đà Nẵng... họ đến hút cát với sự cho phép của ngành Tài nguyên-Môi trường địa phương. Hải - chủ một ghe cát cho biết: Tụi em đến hút cát ở đây đều có đóng lệ phí cả, cứ nộp 100 ngàn đồng thì hút được 2 ghe cát. Ghe nào cũng vậy, sau khi hút cát xong chờ cho con nước lớn là xuôi ghe về bán cho các đại lý cát sạn ở Đà Nẵng.  Hải cho biết: Khi cát khan thì bán cát to hạt được 22 ngàn đồng/khối. Khi bình thường thì chỉ 20 ngàn đồng/khối cát thôi"...


Nghe tiếng trẻ con khóc ở một ghe hút cát bên cạnh, phóng viên cặp mạn để hỏi thăm. Người đàn ông đang nhễ nhại mồ hôi hút cát lên chiếc ghe này là anh Nguyễn Tình (1977), quê ở thôn 5, xã Duy Thu, huyện Duy Xuyên (Quảng Nam). Tình kể với phóng viên rằng, Tình cùng với vợ là Mai Thị Hòa (1980) có 2 con nhỏ cùng sinh sống trên chiếc ghe chở cát này từ mấy năm qua. Đây không phải là chiếc ghe cát thuộc quyền sở hữu của vợ chồng Tình mà là ghe vợ chồng Tình nhận chạy thuê cho ông chủ bãi cát sạn ở Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng. Cứ mỗi chuyến chạy cát từ Kỳ Lam về Cầu Đỏ ông chủ trả công cho vợ chồng Tình 150 ngàn đồng. Mọi chi phí nhiên liệu và tiền mua phiếu cát chủ ghe đều chịu. Tình nói: Nếu ngày nào cũng đi được hai chuyến thì vợ chồng con cái đủ ăn, đủ mặc và chi phí cho các cháu học hành. Ngày nào chạy một chuyến thì đời sống vốn đã khó lại càng thêm khó.
Khi ngồi tâm sự với vợ chồng Tình trên dập dềnh sóng nước sông Thu Bồn,  phóng viên mới càng thêm tỏ: Hơn một trăm gia đình sống bằng nghề chở cát trên vùng sông nước Quảng Nam - Đà Nẵng này là bấy nhiêu cảnh ngộ. Không phải ai cũng đủ khả năng tài chính để sắm cho gia đình mình một chiếc ghe để làm phương tiện mưu sinh.
Bạn,
Cũng theo báo Tiền Phong, nhiều người phải chạy vay mượn mới đủ tiền mua lại một chiếc ghe cũ mang về chạy cát làm kế mưu sinh. Chạy cát liên tục mỗi ngày như thế, nhưng khoản tiền dành dụm còn lại mỗi tháng cũng chẳng đáng bao nhiêu. Số tiền dư dật này cũng chỉ đủ để trả tiền lãi vay cho chủ nợ chứ nợ gốc vẫn còn nguyên.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Robot dò mìn… Tuyệt vời là học sinh Việt Nam với những sáng chế hữu dụng. Báo Pháp Luật & Xã Hội kể chuyện: Hai học sinh Quảng Ninh chế tạo thành công robot dò mìn…
Tát học sinh tới nhập viện... Lại xảy ra trong ngành giáo dục: cô giáo tát học sinh tới nhập viện. Chuyện xảy ra tại Quảng Bình...
Vậy là chuẩn bị đón Tết Ta... Báo Sức Khỏe Cộng Đồng nêu câu hỏi: Lịch nghỉ Tết Nguyên đán năm 2019: 9 ngày nghỉ nhiều hay ít?
Vẫn phải nhờ nông nghiệp mới có vốn thúc đẩy kinh tế... Đó là trường hợp Việt Nam. Báo Đầu Tư Tài Chánh kể rằng tính đến tháng 11-2018, cả nước đã chi 1,6 tỷ USD để nhập khẩu trái cây, vượt cả năm 2017 (1,5 tỷ USD). Trong đó, nhiều nhất vẫn là trái cây nhập từ Thái Lan với 722 triệu USD, Trung Quốc 226 triệu USD, Hoa Kỳ 80 triệu USD…
Bão tới... nhiều thiệt hại trong khi gần Tết. Bản tin VietnamNet kể về tình hình “Bão số 1 áp sát miền Tây: Sập nhà, 1 người chết...” Do ảnh hưởng của bão số 1, các khu vực miền Tây liên tục có mưa gây thiệt nặng nề đã có người chết, bị thương, nhà cửa sập ở nhiều nơi.
Giáo dục thể chất sẽ dạy suốt 12 năm... Báo Giáo Dục & Thời Đại cho biết rằng trong Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, thời lượng học Giáo dục thể chất chiếm tỉ lệ từ 6% đến 7% tổng thời lượng học; tăng 35 tiết
Mấy ngày Tết dương lịch, dân chúng ra đường vui chơi tưng bừng... thế là thêm tai nạn.
Tết Dương Lịch, còn gọi là Tết Tây, bây giờ đã trở thành truyền thống ngày lễ đầu năm dương lịch tại Việt Nam. Tuần lễ này, tức là bắt đầu vào năm 2019, ngày đầu năm là Thứ Ba ngày 1 tháng 1 năm 2019.
Hôm nay là ngày đầu năm, Thứ Ba 1/1/2019... và là những bữa tiệc tưng bừng tiễn đưa năm cũ để đón mừng năm mới.
Cuối năm lúc nào cũng bận rộn, và cũng nhiều nỗi lo... Dù là bạn ở Sài Gòn hay Hà Nội, ở Cần Thơ hay Đà Nẵng... Báo Lao Động kể: Cuối năm, hàng loạt những vụ lừa ở bán đảo Cà Mau khiến nhiều người mất tiền oan.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.