Hôm nay,  

Nhà Lưu Trú Công Nhân

05/09/200800:00:00(Xem: 2969)
Bạn,

Theo báo Thanh Niên, trên địa bàn thành phố Sài Gòn, chi phí thuê nhà ngày càng đắt đỏ khiến công nhân ngày càng gặp khó khăn với đồng lương ít ỏi. Trong khi đó, chương trình xây nhà lưu trú cho công nhân làm việc tại các khu chế xuất - khu công nghiệp vẫn ì ạch dù đã khai triển nhiều năm qua.  Báo Thanh Niên ghi nhận thực trạng  tại khu nhà  lưu trú của  1công ty như sau.

Khu nhà lưu trú của Công ty giày da Huê Phong (Quận Gò Vấp) được đưa vào sử dụng từ ngày 8.3.1998 nhưng không thu hút được công nhân. Khu lưu trú nằm trong khuôn viên công ty gồm 2 dãy nhà đúc kiên cố, 1 trệt và 4 tầng lầu với tổng cộng 252 phòng, có thể giải quyết nhu cầu nhà ở cho 5,000 công nhân. Thế nhưng,đến cuối năm 2006, khu nhà này chỉ có 1,827 công nhân  ghi danh ở. Sau đó, công ty ngưng tiếp nhận công nhân vào ở để sửa chữa, và đến đầu năm 2008 giải quyết cho 256 công nhân vào lưu trú. Đây là con số quá thấp nếu so với hơn 5.000 công nhân của công ty, hầu hết họ đều có nhu cầu nhà ở. Hỏi ra mới biết, một trong những lý do công nhân "chê" nhà lưu trú là bởi nó nằm trong khuôn viên của công ty nên việc ra vào khó khăn, có vẻ như tách biệt với cuộc sống bên ngoài, cộng với một số quy định về giờ giấc, giờ ăn...

Chị Trần Thị T.N vào nhà lưu trú từ tháng 6.2008, chỉ vì "ở ngoài giá nhà trọ lên quá cao". Chị bảo một phòng ở đến 20 người thì quá nhiều. "Tuy làm chung một công ty nhưng khác tổ, đâu quen biết nhau. Vào sống chung một phòng sẽ rất khó hòa nhập", chị T.N tâm sự. Còn bây giờ chẳng có phòng nào ở kín chỗ, ngó qua những giường bỏ trống lại thấy sợ... Song, khó chịu nhất là vào nhà lưu trú thì mỗi lúc ra vào phải trình thẻ, vào nhà ăn cũng phải đeo thẻ. Đặc biệt, khi người nhà chị từ ngoài Bắc vào chỉ được ở tối đa 2 đêm, còn người ở miền Trung hay các tỉnh lân cận khác chỉ được ở tối đa 1 đêm. Còn chị Bùi Thị T. mới vào nhà lưu trú hôm đầu tháng 7.2008 thì cho rằng, việc công ty không cho nấu ăn trong nhà lưu trú khiến công nhân không muốn vào. Buổi trưa đã ăn cơm công ty thì buổi sáng và buổi tối họ rất muốn được nấu những món hợp khẩu vị.

Hiện tại, Huê Phong mới sử dụng hơn 100 phòng của khu nhà lưu trú và công ty này đang có kế hoạch xây khu nhà bếp cho công nhân được tự do nấu nướng, nhằm thu hút công nhân vào ở. Xem ra,doanh nghiệp cũng lắng nghe ý kiến của công nhân để... phục vụ. Nhưng cũng có khi, lỗi không phải từ doanh nghiệp. Như khu nhà lưu trú dành cho công nhân nam của Huê Phong, hiện đại hơn khu dành cho nữ, nhưng lại đang bỏ trống. 

Bạn,

Cũng theo báo Thanh Niên, ban giám  đốc công ty  Huê Phong cho biết, trước đây có cho công nhân nam vào ở nhưng họ thường xuyên uống bia, rượu dẫn đến ẩu đả, làm mất trật tự nên công ty phải mời ra. Nhìn khu nhà khang trang bỏ trống, trong lúc rất nhiều công nhân của công ty đang phải sống trong những khu nhà trọ tồi tàn, doanh nghiệp hẳn cũng xót xa...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong một đất nước mà trẻ em lúc nào cũng có thể bị xâm hại là điều bất hạnh nhất của một dân tộc bởi vì khi trở thành là nạn nhân của bạo hành thì những trẻ em này khi lớn lên sẽ có nguy cơ là người xâm hại kẻ khác, như lời báo động trong bản tin của Báo Kinh Tế Đô Thị nói rằng có tới 5,000 trẻ em bị xâm hại tại VN.
Ở đời có nhiều người thật đau khổ khiến ai nấy cũng không thể cầm lòng như trường hợp đám tang của một cô giáo bị tai nạn xe mà chồng thì chết, con thì nhỏ dại và nhà thì nghèo đến nỗi không thể mua quan tài để chôn
Chuyện tình nam nữ là điều bình thường không có gì đáng nói, nhưng nếu có quan hệ tình dục với người vị thành niên mà nhất là với một ông thầy giáo thì là chuyện không thể chấp nhận được, như bản tin của báo Một Thế Giới cho biết hôm Thứ Tư như sau.
Học hành là chuyện lớn của đời người mà bất cứ bậc làm cha mẹ nào cũng muốn con cái mình thành đạt, nhưng đôi khi cha mẹ cũng phải chấp nhận một hiện thực về trình độ học vấn của con để giúp chúng đi lên vững vàng.
Lễ trao giải túc cầu quốc tế AFF Awards Night 2019 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 8 tháng 11 năm nay
Bình thường có thể ai cũng hiểu sinh lão bệnh tử là điều không thể tránh, nhưng khi nó đến bất ngờ thì ai cũng sợ, giống như trường hợp 2 người tại Hà Nội đã chết do “vi khuẩn lạ” làm viêm cơ tim khiến cho nhiều người dân lo lắng.
Đó là chặng đường ai cũng thấy rõ: ô nhiễm không khí, ô nhiễm thực phẩm, ô nhiễm nước uống sẽ dẫn tới nhiều bệnh ngặt ngèo, trong đó có ung thư…
Hạng mấy về môi trường kinh doanh? Việt Nam không vào nổi top-50, nghĩa là nhóm 50 quốc gia có môi trường kinh doanh tốt nhất.
Cây chết, cây chết giữa công viên Sài Gòn…
Nhìn đâu cũng thấy ung thư… đó là tình hình cả nước VN.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.