Hôm nay,  

‘xử Trảm’ Cây Tràm

04/04/200600:00:00(Xem: 5758)
Bạn,

Theo báo SGGP, hàng ngàn gia đình ở miền Tây Nam phần đang đối mặt với tình trạng cây tràm rớt giá thê thảm và tiêu thụ khó khăn, trong khi nợ ngân hàng, nợ "nóng" bên ngoài chưa thanh toán. Nhiều nông dân đã lòng phá chặt bỏ bỏ hàng ngàn hécta tràm xanh tốt hoặc bán đất trồng tràm trả nợ ngân hàng.

Trong bài phóng sự "xử trảm cây tràm", báo SGGP ngày 3/4/2006 nêu ra trường hợp tỉnh Long An: đây là địa phương có rừng tràm lớn nhất VN với 68, 748 hecta. Những ngày này, người dân Long An đối phó với nguy cơ cháy rừng, vừa lo lắng khi giá tràm rớt thảm hại. Bà Lê Thị Ba, xã Tân Tây, huyện Thạnh Hóa chua chát nói với phóng viên: "Hàng chục năm trồng tràm nhưng chưa năm nào giá tràm thấp và khó bán như hiện nay. Khu tràm trồng 9 năm, quá lứa thu hoạch mà bán chẳng ai mua, trong khi nợ nần tùm lum lấy tiền đâu trả""

Nhiều người dân ở xã này đã đứng ngồi không yên vì chuyện tràm rớt giá, không bán được. Hàng chục ngàn hécta tràm đã quá lứa nhưng chẳng ai thèm ngó, mặc dù nhiều nông dân bán hạ giá.

Báo SGGP ghi nhận rằng tại huyện Tân Thạnh (tỉnh Long An), tình hình cũng tương tự, nhiều gia đình cần bán tràm nhưng thương lái mua rất ít. Nông dân Nguyễn Quốc Thuận, xã Kiến Bình chỉ cho phóng viên xem khu tràm 6 hecta, thở dài nói: "Mỗi lần nhìn rừng tràm mà lòng đau như cắt. Chăm sóc 7 năm ròng, giờ kêu bán họ trả rẻ mạt chỉ 25 triệu đồng/hecta, không bằng một nửa so với 5 năm trước". Trong khi đó, vùng thâm canh tràm nổi tiếng Tháp Mười (tỉnh Đồng Tháp) giá tràm cừ giảm mạnh. Theo ông Nguyễn Văn Quận, người trồng tràm kỳ cựu cho biết: Cây tràm gắn bó máu thịt với người dân Tháp Mười hơn 40 năm qua. Trước đây, vùng này hoang hóa, trồng lúa - trồng màu không hiệu quả. Thế nhưng, cây tràm chịu được đất phèn. Một thời, giúp nông dân thoát nghèo. Bây giờ thì ngược lại, ai trồng ít lỗ ít, trồng nhiều lỗ nhiều, nhà nào cũng mang nợ...

Bạn,

Cũng theo báo SGGP, trước năm 2000, nhu cầu cần cừ tràm xây dựng tăng cao, đẩy giá tràm lên chóng mặt, bình quân 1 hecta tràm không dưới 60 -70 triệu đồng, thậm chí cả trăm triệu đồng... Tràm đắt hàng, cuốn hút nhiều nông dân bỏ lúa trồng tràm. Nhiều nhất là Long An gần 69,000 hecta. Tại Tháp Mười (Đồng Tháp), rừng tràm cũng tăng gần 6,000 hecta. Ở Sóc Trăng, nhiều nông dân bỏ lúa ào ạt trồng tràm... Từ năm 2004 đến nay, tràm cừ bắt đầu rớt giá. Hiện tại, mỗi hécta tràm chỉ còn 25- 30 triệu đồng, bằng phân nửa so với trước. Không bán được tràm, nhiều gia đình đành đốn bỏ tràm hoặc bán đất trả nợ. Hiện tại, người dân miền Tây tiếp tục phá tràm chuyển sang trồng lúa. Trong đó, nhiều nơi đất nhiễm phèn nặng trồng lúa kém hiệu quả, nhưng chẳng ai dám trồng tràm, vì sợ lỗ đậm.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tuần này sẽ có rằng tháng 7, Đại Lễ Vu Lan
Phần nhiều trong thế hệ chúng ta đều trải qua những gian nan phận đời
Chuyện lạ: Bán xe máy phải... xác nhận độc thân
Trung Quốc đã bất chấp luật pháp Quốc tế để đem tầu Hải Dương 8 vào thăm dò dầu khí bên trong vùng Đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam
Mưa lũ, bão táp gây nhiều thiệt hại… Bản tin VOH kể về trường hợp: Đánh chìm sà lan, xếp 10.000 bao tải cát cứu đê biển.
Bắt tại trận… đang nhận hối lộ… Nhưng đây là cấp huyện, chưa lên cấp cao.
Tiền từ Hoa Lục đổ vào Việt Nam ào ạt… đầu tư tăng vọt từ TQ chắc chắn là điều quan ngại cho tương lai.
Cũng trong tháng 8 là những ngày để dân tộc Nhật Bản tưởng niệm hai quả bom nguyên tử rơi vào hai thành phố Nhật
Giao thông thông minh… chuyện này khó hiểu. Có thể là điều hướng giao thông qua máy vi tính?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.