Hôm nay,  

‘xử Trảm’ Cây Tràm

04/04/200600:00:00(Xem: 5752)
Bạn,

Theo báo SGGP, hàng ngàn gia đình ở miền Tây Nam phần đang đối mặt với tình trạng cây tràm rớt giá thê thảm và tiêu thụ khó khăn, trong khi nợ ngân hàng, nợ "nóng" bên ngoài chưa thanh toán. Nhiều nông dân đã lòng phá chặt bỏ bỏ hàng ngàn hécta tràm xanh tốt hoặc bán đất trồng tràm trả nợ ngân hàng.

Trong bài phóng sự "xử trảm cây tràm", báo SGGP ngày 3/4/2006 nêu ra trường hợp tỉnh Long An: đây là địa phương có rừng tràm lớn nhất VN với 68, 748 hecta. Những ngày này, người dân Long An đối phó với nguy cơ cháy rừng, vừa lo lắng khi giá tràm rớt thảm hại. Bà Lê Thị Ba, xã Tân Tây, huyện Thạnh Hóa chua chát nói với phóng viên: "Hàng chục năm trồng tràm nhưng chưa năm nào giá tràm thấp và khó bán như hiện nay. Khu tràm trồng 9 năm, quá lứa thu hoạch mà bán chẳng ai mua, trong khi nợ nần tùm lum lấy tiền đâu trả""

Nhiều người dân ở xã này đã đứng ngồi không yên vì chuyện tràm rớt giá, không bán được. Hàng chục ngàn hécta tràm đã quá lứa nhưng chẳng ai thèm ngó, mặc dù nhiều nông dân bán hạ giá.

Báo SGGP ghi nhận rằng tại huyện Tân Thạnh (tỉnh Long An), tình hình cũng tương tự, nhiều gia đình cần bán tràm nhưng thương lái mua rất ít. Nông dân Nguyễn Quốc Thuận, xã Kiến Bình chỉ cho phóng viên xem khu tràm 6 hecta, thở dài nói: "Mỗi lần nhìn rừng tràm mà lòng đau như cắt. Chăm sóc 7 năm ròng, giờ kêu bán họ trả rẻ mạt chỉ 25 triệu đồng/hecta, không bằng một nửa so với 5 năm trước". Trong khi đó, vùng thâm canh tràm nổi tiếng Tháp Mười (tỉnh Đồng Tháp) giá tràm cừ giảm mạnh. Theo ông Nguyễn Văn Quận, người trồng tràm kỳ cựu cho biết: Cây tràm gắn bó máu thịt với người dân Tháp Mười hơn 40 năm qua. Trước đây, vùng này hoang hóa, trồng lúa - trồng màu không hiệu quả. Thế nhưng, cây tràm chịu được đất phèn. Một thời, giúp nông dân thoát nghèo. Bây giờ thì ngược lại, ai trồng ít lỗ ít, trồng nhiều lỗ nhiều, nhà nào cũng mang nợ...

Bạn,

Cũng theo báo SGGP, trước năm 2000, nhu cầu cần cừ tràm xây dựng tăng cao, đẩy giá tràm lên chóng mặt, bình quân 1 hecta tràm không dưới 60 -70 triệu đồng, thậm chí cả trăm triệu đồng... Tràm đắt hàng, cuốn hút nhiều nông dân bỏ lúa trồng tràm. Nhiều nhất là Long An gần 69,000 hecta. Tại Tháp Mười (Đồng Tháp), rừng tràm cũng tăng gần 6,000 hecta. Ở Sóc Trăng, nhiều nông dân bỏ lúa ào ạt trồng tràm... Từ năm 2004 đến nay, tràm cừ bắt đầu rớt giá. Hiện tại, mỗi hécta tràm chỉ còn 25- 30 triệu đồng, bằng phân nửa so với trước. Không bán được tràm, nhiều gia đình đành đốn bỏ tràm hoặc bán đất trả nợ. Hiện tại, người dân miền Tây tiếp tục phá tràm chuyển sang trồng lúa. Trong đó, nhiều nơi đất nhiễm phèn nặng trồng lúa kém hiệu quả, nhưng chẳng ai dám trồng tràm, vì sợ lỗ đậm.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thuốc giả bán cho bệnh nhân ung thư đã vào Việt Nam bằng cách nào? Cán bộ nào mở cửa cho thuốc giả vào?
Tuần lễ này có một ngày để tưởng nhớ tới nhà văn Nhất Linh, cũng là một người hoạt động nhiều lĩnh vực: ngày 7 tháng 7 năm 1963 là ngày nhà văn tự sát.
Thứ Ba tuần này là ngày 9 tháng 7 năm 2019. Như thế là tròn 66 năm, ngày cụ bà Nguyễn Thị Năm (Cát Hanh Long) bị xử tử. Làm cách nào một người yêu nước như cụ bà lại có thể bị xử tử? Đó là những câu chuyện rất lạ của một thời lịch sử. Khi một người như cụ bà bị oan như thế, nghĩa là sẽ có cả triệu người bị oan khuất...
Chờ sập… chung cư cũ chờ sập… Hiện nay tại TP.SG đang có hàng trăm chung cư cũ chờ... sập.
Bệnh là nỗi lo triền miên của dân mình… Nhiều khi chỉ vì tự mình gây ra bệnh, như hút thuốc lá, uống rượu, phê ma túy, hoan lạc luông tuồng… Trong khi đó, y phí lúc nào cũng là gánh nặng, bệnh viện lúc nào cũng hết giường…
Có vẻ như bóng đá Việt Nam có uy tín hơn bao giờ hết? VTC News ghi rằng, theo tờ Fox Sports Asia nhận định, ĐT Việt Nam xứng đáng đại diện cho Đông Nam Á nếu đăng cai World Cup 2034.
Kinh tế Việt Nam tăng chậm lại, vì bi tác động nhiều yếu tố. Trong khi đó, sốt xuất huyết gây kinh hoàng, tăng vọt…
Công ty nấu bia… bỗng nhiên nô. Hãng bia Bình Dương thê thảm, một người chết. Báo Người Lao Động kể: Nổ lớn ở công ty bia tại Bình Dương, 1 người tử vong… Sau tiếng nổ lớn, hàng trăm mét vuông mái tôn công ty bị tốc bay, một số bồn chứa bia bị văng mất nắp, một người tử vong.
Chúng ta đang nhìn thấy rất nhiều người cộng sản tỉnh ngộ. Trong đó có những người đã trọn một đời hy sinh, đấu tranh cho Đảng Cộng sản Việt Nam, và rồi đã chết đi trong khi nhìn thấy quê nhà không hề có gì là tự do, dân chủ.
Là nho sĩ, là nhà giáo, là nhà thơ, và là nhà ái quốc… Cụ Nguyễn Đình Chiểu bị thảm là sinh vào thời mất nước. Trong tuần lễ này là những ngày đặc biệt của cụ: sinh ngày 1 tháng 7/1822 ở làng Tân Thới, Gia Định Thành
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.