Hôm nay,  

Ngậm Ngùi Làng Gốm Cổ

09/09/200700:00:00(Xem: 2923)

Bạn,

Theo báo quốc nội, tại tỉnh Bình Dương, đến cuối năm nay, 230 lò gốm ở ba khu vực Thủ Dầu Một, Lái Thiêu và Tân Phước Khánh bị Ủy ban tỉnh ra lệnh "giải toả trắng" để dời vào khu công nghiệp hoặc đổi nghề nhằm mục tiêu bảo vệ môi trường. Quyết định này không chỉ gây hoang mang cho hàng trăm chủ lò, hàng ngàn thợ gốm mà còn làm xốn xang đến những ai quan tâm đến nền sự sống còn của những làng nghề truyền thống.  Báo Sài Gòn Tiếp Thị ghi nhận tình cảnh khốn khổ của những người thợ gốm Bình Dương như sau.

Phóng viên đến lò gốm Huỳnh Nguyên ở gần ngã ba Lò Chén, thuộc phường Chánh Nghĩa, thị xã Thủ Dầu Một vào buổi chiều, trời đang lắc rắc đổ mưa. Mấy chị công nhân hối hả bê từng kệ chén thô đang phơi trên mái ngói  những mái ngói âm dương cổ kính nằm ẩn mình trong vườn cây phía sau dãy phố ồn ào. Ông chủ lò Huỳnh Sẻn trạc tuổi sáu mươi, mặc quần cụt, ở trần, người đen sạm.  Phóng viên nói chủ lò sao mà bụi hơn cả công nhân, anh nói ở đây tất cả cùng lao động, trong giờ làm không thể phân biệt ai là chủ ai là thợ, không riêng gì anh mà lò nào cũng vậy, cái nghề này chủ yếu lấy công làm lời. Từ đời này sang đời khác, ông bà cha mẹ để lại cho cháu con cái lò cũng như để lại số vốn, lớn lên là bắt đầu vọc đất, rồi thành thợ, cứ thế mà sống. Anh Sẻn cho biết, anh là người Phước Kiến, ông nội anh ngày xưa từ Trung Hoa sang đây làm thợ, đến đời cha anh, được kiến họ giúp vốn để xây nên lò chén Huỳnh Nguyên từ thập niên 30, tính ra đã trên 70 năm.

Phóng viên bước vào bên trong, gặp anh Cường, cũng đang mặc quần cụt, ở trần, thoăn thoắt đôi tay bên chiếc bàn xoay. Anh bốc từng cục đất ném vào khuôn quay rồi dùng một cái que gạt ngang miệng khuôn, chỉ trong vài mươi giây thì một cái chén thô ra đời. Phóng viên hỏi mỗi ngày làm được bao nhiêu cái chén thô như thế, anh nói khoảng 1.500 cái. Hỏi thu nhập, anh nói mỗi cái 25 đồng. Phóng viên nhẩm tính chưa được 50 ngàn đồng. Nhìn vào kho thành phẩm,  phóng viên giật mình khi nhận ra ở đây vẫn còn sản xuất loại chén thất hiền, tức loại chén đá màu trắng có in hình bảy ông tiên màu xanh quanh miệng. Phóng viên hỏi anh Sẻn, bây giờ chén mica, chén sứ Trung Quốc tràn ngập thị trường, giá rẻ mạt,  phóng viên  đâu còn thấy ai dùng loại chén này nữa. Anh Sẻn nhìn khách cười như mỉa mai: "Người ta mua về để đập bỏ". Thấy khách ngạc nhiên, anh giải thích: "Nói chơi vậy thôi, tôi có hai nguồn tiêu thụ, thứ nhất là ngoài Huế họ mua về để đập ra lấy miểng trang trí chùa chiền, nguồn thứ hai là dân nghèo, dân vùng sâu vùng xa ở miền trung và miền tây họ vẫn còn xài. Một chục chén Trung Quốc rẻ lắm cũng năm bảy chục ngàn, tôi bán chỉ sáu ngàn, rẻ gấp mười lần. Khi nào đất nước này hết người nghèo thì chén của tôi mới ế".

Bạn,

Báo SGTT viết tiếp: Ngừng một lát, anh Sẻn nói giọng ngậm ngùi: "Mình nghĩ vậy nhưng cuối cùng không phải vậy, người nghèo vẫn còn cần chén của tôi nhưng tôi lại phụ lòng họ, không sản xuất nữa, sắp bị giải toả rồi, chuyện này chắc các anh đã biết".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.