Hôm nay,  

Ngậm Ngùi Làng Gốm Cổ

09/09/200700:00:00(Xem: 3361)

Bạn,

Theo báo quốc nội, tại tỉnh Bình Dương, đến cuối năm nay, 230 lò gốm ở ba khu vực Thủ Dầu Một, Lái Thiêu và Tân Phước Khánh bị Ủy ban tỉnh ra lệnh "giải toả trắng" để dời vào khu công nghiệp hoặc đổi nghề nhằm mục tiêu bảo vệ môi trường. Quyết định này không chỉ gây hoang mang cho hàng trăm chủ lò, hàng ngàn thợ gốm mà còn làm xốn xang đến những ai quan tâm đến nền sự sống còn của những làng nghề truyền thống.  Báo Sài Gòn Tiếp Thị ghi nhận tình cảnh khốn khổ của những người thợ gốm Bình Dương như sau.

Phóng viên đến lò gốm Huỳnh Nguyên ở gần ngã ba Lò Chén, thuộc phường Chánh Nghĩa, thị xã Thủ Dầu Một vào buổi chiều, trời đang lắc rắc đổ mưa. Mấy chị công nhân hối hả bê từng kệ chén thô đang phơi trên mái ngói  những mái ngói âm dương cổ kính nằm ẩn mình trong vườn cây phía sau dãy phố ồn ào. Ông chủ lò Huỳnh Sẻn trạc tuổi sáu mươi, mặc quần cụt, ở trần, người đen sạm.  Phóng viên nói chủ lò sao mà bụi hơn cả công nhân, anh nói ở đây tất cả cùng lao động, trong giờ làm không thể phân biệt ai là chủ ai là thợ, không riêng gì anh mà lò nào cũng vậy, cái nghề này chủ yếu lấy công làm lời. Từ đời này sang đời khác, ông bà cha mẹ để lại cho cháu con cái lò cũng như để lại số vốn, lớn lên là bắt đầu vọc đất, rồi thành thợ, cứ thế mà sống. Anh Sẻn cho biết, anh là người Phước Kiến, ông nội anh ngày xưa từ Trung Hoa sang đây làm thợ, đến đời cha anh, được kiến họ giúp vốn để xây nên lò chén Huỳnh Nguyên từ thập niên 30, tính ra đã trên 70 năm.

Phóng viên bước vào bên trong, gặp anh Cường, cũng đang mặc quần cụt, ở trần, thoăn thoắt đôi tay bên chiếc bàn xoay. Anh bốc từng cục đất ném vào khuôn quay rồi dùng một cái que gạt ngang miệng khuôn, chỉ trong vài mươi giây thì một cái chén thô ra đời. Phóng viên hỏi mỗi ngày làm được bao nhiêu cái chén thô như thế, anh nói khoảng 1.500 cái. Hỏi thu nhập, anh nói mỗi cái 25 đồng. Phóng viên nhẩm tính chưa được 50 ngàn đồng. Nhìn vào kho thành phẩm,  phóng viên giật mình khi nhận ra ở đây vẫn còn sản xuất loại chén thất hiền, tức loại chén đá màu trắng có in hình bảy ông tiên màu xanh quanh miệng. Phóng viên hỏi anh Sẻn, bây giờ chén mica, chén sứ Trung Quốc tràn ngập thị trường, giá rẻ mạt,  phóng viên  đâu còn thấy ai dùng loại chén này nữa. Anh Sẻn nhìn khách cười như mỉa mai: "Người ta mua về để đập bỏ". Thấy khách ngạc nhiên, anh giải thích: "Nói chơi vậy thôi, tôi có hai nguồn tiêu thụ, thứ nhất là ngoài Huế họ mua về để đập ra lấy miểng trang trí chùa chiền, nguồn thứ hai là dân nghèo, dân vùng sâu vùng xa ở miền trung và miền tây họ vẫn còn xài. Một chục chén Trung Quốc rẻ lắm cũng năm bảy chục ngàn, tôi bán chỉ sáu ngàn, rẻ gấp mười lần. Khi nào đất nước này hết người nghèo thì chén của tôi mới ế".

Bạn,

Báo SGTT viết tiếp: Ngừng một lát, anh Sẻn nói giọng ngậm ngùi: "Mình nghĩ vậy nhưng cuối cùng không phải vậy, người nghèo vẫn còn cần chén của tôi nhưng tôi lại phụ lòng họ, không sản xuất nữa, sắp bị giải toả rồi, chuyện này chắc các anh đã biết".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.