Hôm nay,  

Ông Đồ & Chợ Hoa

16/02/200700:00:00(Xem: 2542)

Bạn

Theo báo Người Lao Động, ít có năm nào Sài Gòn lại đông ông đồ  và chợ hoa Nguyễn Huệ lại quá đông người như năm nay. Những ngày cuối năm, Sài Gòn lạnh sớm, bước ra đường là thấy hoa nở và ghé vào đâu cũng thấyông đồ ngồi. Những ông đồ trẻ măng, đeo kính trắng, vận khí công hạ bút thần lênh láng. Khách hàng mọi nơi xíu xít đến xin chữ. Báo NLĐ ghi nhận toàn cảnh về những ông đồ và chợ hoa Nguyễn Huệ qua đoạn ký sự như sau.

Những con đường từ Trương Định vòng qua Phạm Ngọc Thạch, từ Lê Quý Đôn chạy xuống Trần Quang Khải hay từ chùa Vĩnh Nghiêm làm một lèo xuống Gò Vấp... đâu đâu cũng có chiếu trải còn câu đối thì cứ treo suốt dọc bờ tường. Từ Tây lẫn ta, từ già đến trẻ ngồi luôn lên chiếu, nói cười không ngớt và các ông đồ tân thời cứ là gục gặc đầu mà cho chữ. Không khí Tết thời @ dường như lấn át hết không gian tịnh mịch, yên tĩnh của ngày xưa. Cũng bút lông, bút lửa, mực mài nhưng hồn quách cũ vẫn cứ lẩn quất nơi nao. Những ông đồ vỉa hè tân thời năm nay vác chiếu ra ngồi. Già có, trẻ cũng chẳng thiếu. Họ viết đủ cả, từ chữ chữ ta, chữ Tàu, chữ Tây. Một cô người Pháp đến xin chữ "Happy New Year" rồng cuốn, 5 phút là xong, tính gọn 80 ngàn đồng. Làm phỏng vấn nhanh: "Cô thấy bức thư pháp vừa mua thế nào"". "Đẹp lắm, không ngờ người Việt cũng có thể viết được thư pháp chữ Tây", cô tóc vàng trả lời.  Một bác trung niên tạt vào, không có thời gian chờ đợi, mua luôn câu đối Tết vừa viết chưa ráo mục. Nhanh gọn, 70 ngàn đồng. Hỏi bác "Sao bác không ngồi chờ để họ làm theo ý mình có phải hơn không"", rồi nhận được câu trả lời "Ồi giào, chờ lâu lắm, tôi mua ngay để về nhà treo cho kịp, mọi thứ xong hết rồi".

Thanh là sinh viên trường Văn Lang, chữ đẹp, có khiếu hội họa, cùng đám bạn ra ngồi chiếu từ 3 ngày trước. Mỗi ngày cậu phải viết đến hơn 20 bức thư pháp, vị chi một ngày thu vào không dưới 500 ngàn đồng. Một chiếu trung bình khoảng 3 người, và với khoảng 10 chiếu ở mỗi tụ điểm, mỗi ngày sẽ không dưới 5 ngàn bức thư pháp được bán ra. Chữ bây giờ không "cho" mà "bán" (tất nhiên rồi!), không những thế, việc bán mua cũng nhanh gọn như với gói mì ăn liền.

Về chợ hoa, sẽ ít có một đường hoa nào ở Sài Gòn lắng đọng tinh thần hơn đường hoa Nguyễn Huệ. Bởi nó gắn với lịch sử và bao lâu nay đó vẫn là lí do để dân tình đi thưởng Tết du Xuân. Bốn năm nay đường hoa Nguyễn Huệ trở lại nhưng không phải để bán, rao hàng mà trở thành khu phố ngắm: ngắm hoa, ngắm người và ngắm những công trình kiến trúc xung quanh.

Bạn,

Cũng theo báo NLĐ, bốn năm nay tại chợ hoa Nguyễn Huệ vẫn chỉ thấy một "kịch bản", thuyền độc mộc xen lẫn với gốm xứ, hoa mai chen chúc với hoa đào, địa lan mọc gần xe thổ mộ... không có gì mới và dường như đường hoa chỉ còn mang tính hình thức cho dù mỗi năm đầu tư vào nó là mất cả núi tiền.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Doanh nghiệp Nhật Bản rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp VN…
Bắt đầu quan ngại rồi… xuất cảng rau quả giảm trong năm nay.
Không dưng Việt Nam lại trở thành bãi đáp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trốn thuế…Báo Đất Việt kể: Lo Việt Nam thành bãi đáp cho DN Trung Quốc tránh thuế…
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, vào Chủ Nhật này (ngày 6 tháng 10/2019) là tròn 132 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
Thường khi đầu tư vẫn có nghĩa là ném tiền lên cho bay theo gió… Chưa hẳn thế, nói đầu tư, có khi tiền vào túi riêng cán bộ và rồi khai đầu tư chưa hiệu quả…
Sinh viên đánh bài trong trường đại học. Đặc biệt đây là trường sư phạm… nghĩa là các thầy giáo tương lai.
Cấm hút thuốc thử nghiệm… hy vọng s4 thêm du khách không ưa thuốc lá.
Chính phủ CSVN bán nước với giá trên trời… làm người dân chới với.
Ngày cxàng khó thổ tại Hà Nội, khó thở tới sinh bệnh đủ thứ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.