Hôm nay,  

Thất Học Sau Lũ

13/10/201000:00:00(Xem: 3314)

Thất Học Sau Lũ
Bạn,
Theo báo Sài Gòn,trong trận lũ kinh hoàng ở miền Trung  vào thượng tuần tháng 10 vưà  qua,  hàng trăm ngàn gia đình  ở vùng nông thôn của nhiều địa phương đã lâm vào tình cảnh nghèo đói khi đất sản xuất bị lũ tàn phá. Ngoài ra nhiều gia đình có con theo học đại học, hoặc vưà thi đậu trong niên khóa mới 2010-2011phải đối mặt với khoản tiền trường. Nguy cơ  thất học sau lũ  đang là nỗi lo toan rất lớn.  Báo Lao Động ghi nhận về tình cảnh thảm thương của một gia đình ở tỉnh Quảng Bình, nơi bị thiệt hại nặng nhất trong trận lũ vưà rồi, qua đoạn ký sự như sau.
Lũ qua, tay trắng, nhà xiêu vẹo là thảm cảnh chung của người dân vùng lũ miền Trung. Nhưng với bà Thảo không phải là nỗi toan lo lớn nhất. Bà khóc vì đứa con thứ ba của mình đậu đại học mà không có tiền để đến trường. Bùn non vùi lấp cả làng quê, lấp những đám rau má - nguồn mưu sinh và ky cóp nuôi 2 đứa con khác đang dở dang ở Đại học Huế. Sau khi lũ rút 2 ngày, phóng viên băng gần 100 cây số để trở lại huyện miền núi Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình. Cả huyện Tuyên Hoá đều nằm ở thượng nguồn, phía tây bắc của dòng sông - tiếp giáp với Hà Tĩnh, nhưng có lẽ phải "gánh" thêm xã Văn Hoá phía bờ nam là vì nó ẩn dật tận hốc núi đá vôi, đủ "tiêu chuẩn"  miền núi.


Vừa thoát con đò ngang qua dòng sông Gianh còn cuộn đỏ, bước chân lên bến Cảnh Dương, phóng viên hoang mang trước bãi bùn lầy ngập kín cả làng quê vốn chỉ cỏ dại và núi đá. Choáng hơn là khi một viên chức  xã  tên là Lương Xuân Quế dắt phóng viên đến nhà bà Trần Thị Thảo ở làng Lệ Sơn - một "điển hình" của sự thương tâm, "hình mẫu" của nạn nhân lũ lụt. Chưa kịp chào khách, bà Thảo đã ngã quỵ xuống nền nhà còn loang lổ bùn đất, ôm cây cột trơn nhẫy, khóc gào lên thảm thiết.  Bà quá xúc động vì có sự thăm hỏi, động viên đầu tiên sau khi lũ rút. Ngoài cái giường trơ sạp, trong căn nhà liêu xiêu sắp sập ấy không còn bất cứ một cái gì đáng giá hơn, nhưng bà Thảo lại quặn lòng là vì thương con - thằng út Lương Việt Hùng. Giấy báo nhập học Trường Đại học Nông lâm Huế của Hùng đã khép hạn từ ngày 26/9, nhưng đến bây giờ nhà không có được lon gạo, huống gì góp được bốn triệu rưỡi riêng tiền nhập học cho em" Đã gần mười năm nay, kể từ ngày chồng chết, bà Thảo một mình vật lộn với ruộng cằn, lo kiếm từng nồi cơm, nuôi 3 con ăn học.Chiều nào tan đồng, người Lệ Sơn cũng thấy bà còn vật vờ tận hốc núi, mót hái từ lọn rau má để ky cóp tiền gửi vào thành phố Huế nuôi con. Lũ qua, bùn đất lấp cả làng, rau má còn đâu. Bà toan lo cho con Lương T.Ng  học năm cuối của  Đại học Khoa học  thiếu tiền đi thực tập, sợ con Lương T.H đứt gánh giữa năm thứ ba ở Đại học Sư phạm.
Bạn,
Cũng theo báo Lao Động, khi thấy mẹ vì quá thương mình mà ngặt nghẽo khóc kể, Hùng cầm chặt tay bà, mặt cười hiền như mếu: "Mẹ thôi đừng khóc nữa, các chú ấy chỉ hỏi thăm thôi mà...".  Hùng nói: "Cũng may mà em không có tiền nhập học, chứ vô trường rồi, đêm lũ ập lút nóc nhà, một mình mẹ chắc khó thoát nạn với đôi  mắt đã nhập nhoè...".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.