Hôm nay,  

Nỗi Lo Cầu Sập

11/30/200900:00:00(View: 3369)

Nỗi Lo Cầu Sập

Liên tục trong những tháng gần đây, trên địa bàn thành phố Sài Gòn đã xảy ra một số vụ sà lan, tàu thuyền va chạm gây hư hỏng cho các cây cầu. Do đó, nỗi lo cầu sập của người dân thành phố khi lưu thông trên những cây cầu yếu hiện nay là rất khó tránh khỏi. Báo SGGP ghi nhận về thực trạng này qua bản tin như sau.
Sau hàng loạt vụ sà lan, tàu thuyền va chạm với các cây cầu trên địa bàn TPSG như: Mương Chuối (Nhà Bè), An Nghĩa (Cần Giờ), Thị Nghè (quận 1 và Bình Thạnh)... gây hư hỏng đối với cầu và ảnh hưởng đến việc lưu thông qua lại của các phương tiện thủy, bộ, vưà qua, phóng viên trở lại một số cây cầu như: Phước Long, Long Kiểng, Rạch Đĩa (huyện Nhà Bè); cầu Kinh Thanh Đa, cầu Đỏ (Bình Thạnh)... đang nằm trong tình trạng báo động.
Có mặt tại cầu Phước Long (Nhà Bè), chỉ mới gần 16 giờ khi triều cường bắt đầu dâng lên, một chiếc ghe lưu thông qua gầm cầu suýt bị vướng lại giữa cầu. Cư dân Nguyễn Thanh Bình, nhà ở ngay chân cầu Phước Long cho biết: "Cứ mỗi lần nước lên là hàng loạt sà lan phải xếp hàng dài ở mé bờ sông chờ nước rút mới qua được vì cầu quá thấp, nếu sà lan nào muốn qua gấp thì phải dùng cách bơm nước vào sà lan cho chìm xuống mới qua được".


Tương tự, với các cầu như: Bình Lợi, Kinh Thanh Đa (quận Bình Thạnh) vốn là tuyến đường thủy thường xuyên có nhiều tàu thuyền qua lại, nhưng khoang thông thuyền lại quá hẹp và độ tĩnh không cầu rất thấp khiến sà lan, tàu thuyền rất dễ va chạm vào cầu mỗi khi qua lại nhất là triều dâng cao và nước chảy xiết.
Bên cạnh đó, một số cây cầu khác như: cầu Xây Dựng (bắc qua kênh Bò Cua, quận 2), cầu Đồng Tròn (bắc qua một nhánh sông Đồng Nai, thuộc địa bàn quận 9)... cũng có độ tĩnh không rất thấp. Do đó, chỉ cần một chiếc ghe lớn chui qua là cầu có thể bị "đội" lên.
Ngoài yếu tố tĩnh không cầu quá thấp khiến cho hàng loạt phương tiện thủy gặp khó khăn mỗi khi qua cầu. Hiện nay, vấn đề tải trọng của những cây cầu vốn "già nua" này đang là nỗi lo của không ít người dân mỗi khi qua lại trên cầu.
Bạn,
Cũng theo báo SGGP, hiện nay các cây cầu này có tải trọng từ 2 - 25 tấn như: Phước Long (8 tấn), Rạch Tôm (2 tấn), Long Kiểng (1tấn) thuộc huyện Nhà Bè; cầu Kinh Thanh Đa (15 tấn), cầu Đỏ (12 tấn), cầu Đinh Bộ Lĩnh (13 tấn) thuộc quận Bình Thạnh; cầu Đức Nhỏ (18 tấn) thuộc quận Thủ Đức... nhưng hàng ngày những cây cầu này lại phải "cõng" trên mình những chiếc xe quá tải lưu thông qua lại. Nói về vấn đề này, cư dân Nguyễn Thanh Bình cho biết thêm: "Có nhiều hôm đứng trên cầu bỗng có nhiều xe tải lưu thông một lúc qua là cầu rung lên bần bật và cứ tưởng là cầu sắp sập".

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.