Hôm nay,  

‘thần Dược’ Kêu Cứu

28/11/200900:00:00(Xem: 2933)

‘Thần Dược’ Kêu Cứu
Bạn,
Theo báo Sài Gòn, trong thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Đắc Lắc rộ lên tin đồn gỗ thủy tùng (hay thông nước) có thể chữa bách bệnh, thậm chí cả bệnh ung thư. Thế là người dân đua nhau vào khu bảo vệ thủy tùng cuối cùng còn lại của  VN ở xã Ea Ral (huyện Ea H' Leo) và Trấp K' sơr (huyện Krông Năng) đào bới, chặt phá làm cho loài cây này vốn không còn sinh sản nữa rơi vào nguy cơ tuyệt chủng... Báo SGGP ghi nhận về thảm họa này qua bản tin như sau.
Thủy tùng (có tên khoa học là Glyptostrobus pensilis, xuất hiện cách đây khoảng 10 triệu năm) là cây gỗ lớn thường cao tới 25m, đường kính thân hơn 1.3 m. Thủy tùng có tên trong "sách đỏ" Việt Nam và theo công bố của Quỹ sinh vật hoang dã thế giới (WWF), đây là một trong những loài bị săn lùng ráo riết nhất. Hiện nay, trên thế giới chỉ còn sót lại 2 quần thể cuối cùng ở huyện Ea H' Leo và Krông Năng, tỉnh Đắc Lắc với khoảng 280 cây.
Theo Hạt Kiểm lâm huyện Krông Năng cho biết, hiện nay ở Trấp K' sơr chỉ còn 28 cây thủy tùng và tin đồn thủy tùng chữa bách bệnh xuất phát từ một gameshow trên truyền hình.  Trong 1 buổi phát sóng ngày 5/6/2009, câu hỏi về một loài thần dược quý ở VN chữa được "bách bệnh" không ai trả lời được. Thế là người dẫn chương trình này liền kể ra một loạt tác dụng chữa bệnh của thủy tùng như:  phong, ung thư, khử thấp, cầm đau... Ngày hôm sau, cả trăm người dân ở huyện Krông Năng đua nhau vào khu bảo vệ loài sinh vật cảnh  Trấp K'sơr đào bới cành, ngọn thủy tùng còn nằm dưới sình lầy.


Hạt Kiểm lâm Krông Năng phải nhờ lực lượng an ninh của huyện cùng vào can thiệp. Nhờ đó, những người này mới chịu rút lui. Nhưng sau đó, thỉnh thoảng người dân vẫn "đột nhập" vào đây đào bới và đốn hạ thủy tùng. Từ tháng 6 đến nay, hạt đã bắt 16 vụ vận chuyển và khai thác thủy tùng trái phép với khối lượng gỗ khoảng 43m³. Còn tại xã Ea Ral (huyện Ea H' Leo) còn khoảng 250 cây thủy tùng cũng không tránh khỏi hậu quả của tin đồn này. Từ đầu năm đến nay cơ quan chức năng đã bắt được 12 vụ với 15 ngườig khai thác, buôn bán, vận chuyển và tiêu thụ gỗ thủy tùng.
Bạn,
Cũng theo báo SGGP, gỗ thủy tùng rất tốt vì nó không bị mối mọt, có màu nâu đỏ với viền màu vàng rất đẹp nên được ưa chuộng để xây đền đài, nhà cửa, làm đồ mỹ nghệ, đồ dùng cao cấp... Do được biết loài cây này rất hiếm, vân gỗ lại đẹp nên dân chơi đồ gỗ bỏ nhiều tiền để sưu tầm tạo nên cơn sốt gỗ thủy tùng. Nắm được tâm lý đó, lái thương gỗ thuê người dân địa phương lợi dụng những lúc trời mưa bão và đêm tối lặn xuống hồ thủy lợi Ea Ral trục vớt gỗ thủy tùng còn sót lại. Mỗi mét khối gỗ thủy tùng lấy từ đáy hồ lên tới cả trăm triệu đồng, trở thành một trong những loại gỗ đắt nhất hiện nay trên thị trường ngầm.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.