Hôm nay,  

Miền Tây Cạn Nước Ngầm

04/11/200900:00:00(Xem: 2552)

Miền Tây Cạn Nước Ngầm

Bạn,
Theo báo Sài Gòn, tại miền Tây Nam phần, tình trạng khai thác tràn lan, thiếu thiết kế làm sụt giảm mực nước ngầm; hàng ngàn giếng nước ngầm bị hư hỏng, không sử dụng, bỏ hoang là nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước ngầm ở nhiều địa phương. Báo Tiền Phong ghi nhận thực trạng này qua bản tin như sau.
Tại tỉnh Sóc Trăng, Sở Tài nguyên-Môi trường cho biết: "Mực nước ngầm sụt giảm liên tục, diễn ra toàn vùng miền Tây nhưng  nguy nhất là ở các tỉnh ven biển".  Tại  Bạc Liêu, các chuyên viên báo động: "Trước đây khoan sâu 60 - 70m là có mạch nước ngầm, hiện nay mạch nước đã tụt sâu 100 - 120m". Tiến sĩ Dương Văn Viện, trường Đại học Thủy lợi, nói hiện tầng nước ngầm đã tụt giảm từ 12 đến 15m. Ông dự đoán, nếu không có các biện pháp cấp bách thì mực nước ngầm tại nhiều tỉnh miền Tây sẽ xuống mực nước chết vào năm 2014. Đáng lo ngại nhất là việc dùng nước ngầm pha với nước mặn để nuôi tôm. Tại các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Trà Vinh, Bến Tre... có nhiều giếng khai thác nước ở độ sâu từ 90 -120m để nuôi trồng thủy sản. Riêng Bến Tre đã có hơn 1 ngàn giếng.
Các nhà máy chế biến thủy sản đang sử dụng nguồn nước ngầm rất lớn, cũng là  nguyên nhân làm suy giảm mực nước ngầm. Trung bình, chế biến mỗi tấn sản phẩm cần sử dụng 40 mét khối nước, hàng trăm nhà máy chế biến tôm cá lớn nhỏ có công suất tổng cộng hàng vạn tấn một năm, sử dụng nguồn nước ngầm rất lớn.


Miền Tây có khoảng 400 ngàn giếng khai thác nước ngầm, phần lớn là giếng của người dân tự khai thác. Tỉnh ven biển Bạc Liêu, trên 96 ngàn 168 giếng thì chỉ có 72 giếng cấp nước sinh hoạt tập trung, còn lại là giếng gia đình. Tỉnh Sóc Trăng có 75 ngàn giếng khai thác nước ngầm, trong đó có 59 ngàn giếng của người dân tự khai thác. Trên địa bàn xã Tắc Vân (thành phố Cà Mau), mật độ giếng lên đến 47 giếng/km2. Vùng trồng hoa màu, nuôi tôm ở huyện Cầu Ngang, Duyên Hải (Trà Vinh), bình quân mỗi gia đình cư  dân khoan ba giếng bơm tay, làm mực nước ngầm ở đây bị tụt xuống khoảng 8m.
Bạn,
Cũng theo báo Tiền Phong, vấn đề hiện nay là các cơ quan chức năng không thể quản lý việc khai thác nước ngầm.  Tại Cà Mau có 3 ngàn 238 giếng không còn sử dụng;  Tại  Bạc Liêu cũng có 1 ngàn 700 giếng hư hỏng, còn tỉnh Trà Vinh có gần 1 ngàn 600 giếng bơm tay bị liệt từ nhiều năm nay. Phần lớn các cây nước bị hư hỏng tập trung ở khu vực ven biển. Hiện nước mặn đã xâm nhập vào hàng ngàn giếng, nhiều nhất là ở tầng nông (50m). Điều này rất nguy hiểm vì dễ dẫn đến nguy cơ thông tầng nước ngầm dẫn đến toàn bộ nguồn nước ngầm khu vực ven biển bị nhiễm mặn. Tình trạng khai thác bừa bãi còn dẫn tới nguồn nước ngầm ở  miền Tây bị nhiễm thạch tín (arsen).

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.