Hôm nay,  

Lúa Cam Bốt Vượt Biên

2/18/200900:00:00(View: 3302)
LÚA CAM BỐT VƯỢT BIÊN
Bạn,
Theo báo Sài Gòn, sau một thời gian lắng đọng, nay lúa  Cam Bốt lại ồ ạt tuồn qua biên giới theo ngả Tịnh Biên, tỉnh An Giang.  Mỗi ngày có từ 200 đến 300 xe tải chở  lúa lậu vượt biên vào Việt Nam, mà thương cảng lúa lậu là chợ Đường Sứ, xã An Nông, huyện Tịnh Biên. Báo Nông Nghiệp  ghi nhận thực trạng  này  qua  đoạn ký sự như sau.
Tại An Giang, cảnh nhộn nhịp lên xuống lúa ở cầu sắt Hữu Nghị, thị trấn Tịnh Biên nay đã không còn nữa, nhưng thay vào đó là cả một "thương cảng lúa lậu"Õ sầm uất tại xã An Nông đang hoạt động tấp nập. Theo tuyến quốc lộ N1. phóng viên vào chợ  Đường Sứ thuộc ấp Tân Biên, xã An Nông, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Từ trên quốc lộ bắt gặp hàng hàng xe tải chất đầy ứ lúa nối đuôi nhau phóng vun vút giữa cánh đồng lúa Tân Biên.
Người bạn dẫn đường cho biết, đó là lúa Campuchia được chuyển về chợ  Đường Sứ bằng con đường huyết mạch do dân buôn lậu tự đắp để vận chuyển hàng hoá xăng dầu qua lại biên giới. Bây giờ, con đường này có người đứng ra đấu giá, nâng cấp thành tuyến đường buôn lậu chính cho dân buôn hai nước để thu  lệ phí. Chợ Đường Sứ hiện ra trước mắt với cảnh mua bán, vận chuyển bốc dỡ lúa tấp nập. Phóng viên qua đò đặt chân lên vựa lúa lậu khổng lồ. Theo con đường huyết mạch, phóng viên thâm nhập sang cánh đồng lúa Thum  Đưng, huyện Kirivong, tỉnh Tà Keo (Campuchia) đang thu hoạch. Con đường đất chỉ rộng khoảng 2.5m bị lún oằn sâu theo 2 lằn bánh xe và mịt mờ bụi đất. Do đường nhỏ nên khi hai xe tải quá khổ gặp nhau thì chiếc xe trống hàng phải lấn xuống ruộng để nhường đường cho xe còn no lúa.

Từ vựa lúa, phóng viên đi bộ khoảng 1,2 km là đến một "mạch long" chỉ rộng chừng 0.5m,Ï ranh giới giữa xã An Nông (Việt Nam) và Thum Đưng (Campuchia). Từ đây, con đường tiếp tục uốn lượn và kéo dài thêm hơn 2km là đến chân núi thuộc xã Thum Đưng. Thời điểm này là vụ thu hoạch lúa rộ không chỉ Thum Đưng mà còn dài lên Kandal đến tận Phnom Pênh nên các bạn hàng người Việt lẫn người Campchia lên đây gom lúa rồi cho xe tải chở về bằng con đường huyết mạch kia.Theo đường cũ, phóng viên quay lại chợ  Đường Sứ - một thương cảng lúa lậu rất lớn luôn tấp nập cảnh bán mua. Cứ độ 10, 15 phút chúng tôi phải nép người bước một chân xuống ruộng để tránh những chiếc xe tải đang lao vun vút. Bên trong thương cảng  Đường Sứ là cả vựa lúa lậu to khủng khiếp. Hai dãy nhà kho bằng tôn đối mặt nhau chạy dài hơn 500m trên dãy đất rộng cặp bờ kênh Vĩnh Tế.
Bạn,
Cũng theo báo Nông Nghiệp VN,  một nông dân đang thăm ruộng cho biết: Mỗi ngày có từ 200-300 lượt xe tải ùn ùn chở lúa lậu đổ về chợ  Đường Sứ.  Các xe này do người Cam Bốt cầm lái và chở thuê cho bạn hàng. Tình trạng này diễn ra nhan nhãn giữa ban ngày.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Có phải ngoại ngữ là khó nhất trong các môn học? Có lẽ như thế. Nhưng đối với nhiều người, Toán hay Lý Hóa mới khó nhất, hay Sử hay Địa mới khó nhất… Vấn đề là cần môi trường thuận tiện. Thí dụ, nếu truyền hình CNN kênh tiếng Anh hằng ngày phát hình tại Việt Nam, có lẽ nhiều học sinh sẽ giỏi tiếng Anh hơn từ ngày thơ ấu. Không có môi trường thuận lợi để học ngoại ngữ, sẽ học gian nan hơn.
Môi trường là chuyện nhức nhối tại Việt Nam.
Vậy là kiều hối chảy vào nước ào ạt… bất kể qua kênh chính thức hay bán chính thức, hay không chính thức. Kiểm toán cho đúng cũng khó, chỉ có cách suy đoán rằng phước đức của chế độ vẫn còn vững vàng, ít nhất là về mặt thu hút kiều hối. Chỉ có cách suy nghĩ kiểu tâm linh mới giải thích được, có lẽ.
Vậy là trật đường rầy, câu chuyện tưởng như chỉ có trong truyện thần thoại của thế kỷ 19 hay thế kỷ 20. Đúng là trật đường rầy xe lửa.
Có phải đào tạo 9.000 Tiến Sĩ sắp tới chỉ là một cách để các quan chức củng cố cho chế độ vững vàng thêm vài thập niên? Có phải tất cả con cháu của mấy trăm ủy viên Bộ Chính Trị sẽ được cầm tiền chính phủ để đi học Tiến sĩ, Thạc sĩ theo đề án mới, và rồi một số sẽ kết hôn với Việt kiều để ở lại nằm vùng, phần còn lại sẽ về VN thay ba mẹ để cai trị VN thêm vài thập niên nữa?
Đàn ông có giá bao nhiêu? Bạn thử suy đoán xem? Một ngàn đô la hay một triệu đôla? Tất nhiên là tùy… vì không phải ai cũng có giá như ai. Vì như cuộc đời của Albert Einstein vĩ đại hơn biết bao nhiêu người đời thương như mình.
Sinh viên là người đi học bậc cao đẳng hay bậc đại học… Trong lịch sử nhân loại, sinh viên thường là thế hệ đi đầu của những cuộc cách mạng. Gần như bất cứ biến động nào trong lịch sử cũng nhìn thấy bóng dáng của sinh viên.
Vậy là lại ngộ độc. Cũng ở trường mầm non. Có vẻ như các trường mầm non không bận tâm về chuyện nhà bếp? Hay phải chăng, có gì mờ ám trong việc đi chợ cho trường mầm non?
Nhạc bolero có phải là bước thụt lùi? Hỏi như thế, có công bằng không, trong khi các loại nhạc thường gọi là “nhạc sang” chủ yếu là nhạc cũ từ hơn nửa thế kỷ qua? Tính vê thời gian, nhạc nào thụt lùi hơn? Nhưng dân Miền Nam ưa nhạc bolero chủ yếu là cảm xúc hoài niệm vê cái gì rất mực VNCH... Và chẳng nguy hiểm gì cả.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.