Hôm nay,  

Sông Sài Gòn Kêu Cứu

01/01/200800:00:00(Xem: 3240)

Bạn,

Trong hệ thống sông ngòi tại miền Nam, sông Sài Gòn bắt nguồn từ lưu vực hồ Dầu Tiếng đến ngã ba sông Đồng Nai có chiều dài khoảng 107km chảy qua tỉnh Tây Ninh, Bình Dương và TP. SG. Sông Sài Gòn có vai trò quan trọng trong  tiến trình phát triển kinh tế, xã hội của các tỉnh. Nhưng quan trọng hơn, sông Sài Gòn là nguồn cấp nước thô cho các nhà máy cấp nước phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và công nghiệp trên lưu vực. Thế nhưng vừa qua, các nhà khoa báo động sông Sài Gòn bị ô nhiễm nặng, nếu tình trạng này không được "khắc phục kịp thời", dòng sông cấp nước chính yếu cho TP. SG sẽ "chết". Tin Tức điện báo ghi nhận ý kiến của một nhà khoa học về thực trạng sông Sài Gòn như sau.

Ngày 27/12, khoa học gia Nguyễn Thị Vân Hà, Giảng viên Trường ĐH Bách khoa công bố kết quả khảo sát nồng độ mangan (Mn) và sắt (Fe) trên sông Sài Gòn: Hầu hết nồng độ Mn tổng trên sông Sài Gòn vượt tiêu chuẩn chất lượng nước mặt sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt. Tại khu vực trạm bơm nhà máy nước Tân Hiệp, nồng độ Mn tổng là 0,2mg/l vượt gấp đôi tiêu chuẩn cho phép. Trong khi đó, hàm lượng Mn tổng trong khu vực hồ Dầu Tiếng rất thấp, đặc biệt ở tầng mặt và vi sinh cao vượt tiêu chuẩn chất lượng nước mặt sử dụng làm nước cấp.

Cùng lúc, Tiến sĩ Nguyễn Đinh Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường cũng cho biết kết quả tương tự. Theo đó, hiện trạng chất lượng nước sông Sài Gòn ngày càng xấu đi.

Theo TS Tuấn, sông Sài Gòn đã bị axit hóa, nồng độ pH khá thấp ở các trạm Thị Tính, Phú Cường và Rạch Tra. Trong khi đó, nồng độ DO đo được ở các trạm quan trắc trên sông Sài Gòn đều không đạt tiêu chuẩn nguồn nước cấp. Tình trạng tàu thuyền làm dầu tràn ra mặt nước biến dòng sông Sài Gòn như "một thiếu nữ đang chờ chết". Kết quả quan trắc qua các năm của Chi cục Bảo vệ môi trường đều phát hiện có dầu trong nước. Còn chất rắn lơ lửng trong nước sông Sài Gòn có chiều hướng tăng dần từ phía thượng nguồn đến hạ lưu. 

Các nhà khoa học cũng đặc biệt báo động về tình trạng ô nhiễm vi sinh (coliform) trong nước sông Sài Gòn. Tại tất cả các trạm quan trắc, coliform đều vượt tiêu chuẩn nước cấp loại A. Tại Phú Cường và Rạch Tra, tỉ lệ này cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 17- 220 lần. 

Tiến sĩ Lâm Minh Triết, Viện trưởng Viện nước và Công nghệ môi trường dự đoán, nếu không có những biện pháp tích cực hơn, cũng giống như sông Thị Vải, sông Sài Gòn sẽ trở thành "dòng sông chết".

Bạn,

Cũng theo Tin Tức điện báo, khoa học gia Lâm Minh Triết nhận định rằng ô nhiễm sông Sài Gòn không chỉ đe dọa trực tiếp về nhu cầu cấp nước cho hơn 8 triệu dân TP.SG mà còn đe dọa sự phát triển kinh tế, xã hội của TP.SG, Bình Dương, Tây Ninh - những nơi có một phần diện tích đất nằm dọc theo lưu vực sông Sài Gòn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.