Hôm nay,  

Hiểm Họa Từ Chợ Nổi

11/08/200700:00:00(Xem: 2910)

Bạn,
Theo báo quốc nội, chợ nổi được xem như là "đặc sản" của miền sông nước Nam phần, Ngay cả ở  Sài Gòn cũng có chợ nổi trên kênh rạch và hoạt động không kém phần nhộn nhịp. Có điều, việc người dân buôn bán ở đây đã làm nhiều kênh rạch bị ô nhiễm nặng, gây nhiều hiểm họa cho cư dân sống ven kênh. Báo SGGP ghi nhận thực trạng này qua đoạn ký sự như sau.

Chợ nổi trên kênh Lò Gốm (đường Lò Gốm, phường 8, quận 6) với khoảng chục chiếc ghe chở dừa, trái cây neo đậu cũng đủ để đoạn kênh này tràn ngập rác và bốc mùi thối nồng nặc. Bà N.T. Thanh, một người dân ở đây cho biết "ủy ban phường đã không cho neo đậu ghe để buôn bán nhưng không hiểu sao họ vẫn đậu".  Qua tìm hiểu, phóng viên được biết đây là những người dân từ Long An, Bến Tre... lên Sài Gòn,. Họ "gặp đâu, đậu đó" và hồn nhiên buôn bán. Anh Nguyễn Văn Khánh, một chủ ghe còn vui vẻ "mách nước": Ở kênh Lò Gốm chỉ có vài ghe thôi, bên bến Bình Đông mới nhiều.


Quả thật không sai, bến Bình Đông nằm bên đường Trần Văn Kiểu thuộc địa bàn phường 3 quận 6 và đường Bình Đông, phường 14 quận 8 ở hai bên cầu Chữ U, không khí buôn bán nhộn nhịp không kém gì một chợ nổi miền Tây với hơn trăm ghe, thuyền. Tuy nhiên, nhìn xuống dòng kênh bên dưới thì khó ai mà vui được: nước đen kịt, rác trôi lềnh bềnh. Thế nhưng, dường như tất cả những điều ấy không ảnh hưởng gì đến việc mua bán của người dân. Người mua, kẻ bán... tấp nập và nhiều người vẫn thản nhiên vứt những trái cây hư thối, bao ni lông... xuống kênh. Một chủ ghe cười giải thích: "Người ta sống ở trên bờ còn mang rác ra kênh để vứt, mình ở trên kênh như thế này thì vứt xuống đây chứ còn vứt đi đâu nữa. Nước sẽ cuốn trôi đi mà". Chẳng biết nước có cuốn đi không nhưng  phóng viên thấy trên kênh lúc nào cũng ngập rác...
Ô nhiễm môi trường tại đây không chỉ là hậu quả từ công việc buôn bán mà còn từ sinh hoạt của những gia đình trên ghe. Theo anh Minh, người chủ ghe dừa đến từ tỉnh Bến Tre: "Hôm nào lên mà bán hết hàng thì về trong ngày, còn không hết thì phải ở lại thêm hai, ba ngày". Những sinh hoạt hàng ngày như: tắm giặt, ăn uống và cả "vệ sinh"... đều được thải hết xuống kênh. Điều đáng nói là, hiện có rất nhiều người sống luôn trên ghe để buôn bán chứ không đi đi về về nữa.

Bạn,
Cũng theo báo SGGP, chợ ghe nổi bên cầu Chữ U này đã tồn tại từ rất lâu. Và người dân ở đây đã bị "tra tấn" bởi mùi hôi thối này từ nhiều năm nay. Họ cũng đã "kiến nghị" với các cơ quan chức năng địa phương phải có giải pháp di dời chợ nổi ấy nhưng bao nhiêu năm nay nó vẫn cứ tồn tại.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tuần này sẽ có rằng tháng 7, Đại Lễ Vu Lan
Phần nhiều trong thế hệ chúng ta đều trải qua những gian nan phận đời
Chuyện lạ: Bán xe máy phải... xác nhận độc thân
Trung Quốc đã bất chấp luật pháp Quốc tế để đem tầu Hải Dương 8 vào thăm dò dầu khí bên trong vùng Đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam
Mưa lũ, bão táp gây nhiều thiệt hại… Bản tin VOH kể về trường hợp: Đánh chìm sà lan, xếp 10.000 bao tải cát cứu đê biển.
Bắt tại trận… đang nhận hối lộ… Nhưng đây là cấp huyện, chưa lên cấp cao.
Tiền từ Hoa Lục đổ vào Việt Nam ào ạt… đầu tư tăng vọt từ TQ chắc chắn là điều quan ngại cho tương lai.
Cũng trong tháng 8 là những ngày để dân tộc Nhật Bản tưởng niệm hai quả bom nguyên tử rơi vào hai thành phố Nhật
Giao thông thông minh… chuyện này khó hiểu. Có thể là điều hướng giao thông qua máy vi tính?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.