Hôm nay,  

Người Giữ Hồn Rượu Cần

05/08/200700:00:00(Xem: 2582)

Bạn,
Theo báo quốc nội, tại Tây Nguyên, rượu cần  đối với người Thượng nói chung và người Ê Đê, M'Nông nói riêng là " sản phẩm văn hoá"  của mỗi gia đình. Đặc biệt trong các lễ hội và để mời khách quý, rượu cần còn  biểu thị tinh thần cộng đồng là vật dâng hiến cho thần linh. Thế nhưng ngày nay rượu cần đã bị "Kinh hoá" đi rất nhiều. Trong khi đó, tại tỉnh Đắc Lắc, có một người phụ nữ là người  Ê Đê lấy chồng người Kinh, sống xa buôn làng của mình nhưng rượu cần do người này nấu đã giữ được hương vị và  ngon nổi tiếng khắp nơi. Báo Lao Động viết về người đàn bà đã giữ hồn cho rượu cần qua đoạn ký sự như sau.

Để tìm hiểu về rượu cần của  người đàn bà này và văn hoá rượu cần,  phóng viên đã tìm đến nhà chị ở số 172, quốc lộ 14, xã Đạt Lý, thành phố Buôn Ma Thuột (Đắc Lắc), một ngôi nhà nhỏ khá khiêm tốn với tấm bảng ngoài cổng cũng khá khiêm tốn:  Rượu cần A Mi Tô Ny. Vừa bước vào nhà bắt gặp một người phụ nữ trông khá trắng trẻo xinh đẹp, khiến phóng viêni phải hỏi lại xem có đúng là chị không" Chị cười hiền... Chị tên là H'uk Byă - tên theo tiếng Kinh là A Mi Tô Ny.Sau khi trình bày mục đích của mình, phóng viên lấy làm thắc mắc, sao chị không đề bảng hiệu to một chút cho mọi người dễ tìm. Chị trả lời thật như "cái bụng" của người sắc tộc: Mình nấu rượu cần không phải để kinh doanh mà chủ yếu là để phục vụ cho anh em trong buôn và cho những người thực sự thích thưởng thức hương vị độc đáo của rượu cần mà thôi. Rồi chị kể, có lần do tò mò, đến một cửa tiệm bán rượu cần khá nổi tiếng ở  thành phố Buôn Ma Thuột (tiệm của người Kinh nhưng lấy tên người sắc tộc). Họ nghĩ là người Kinh nên quảng cáo: "Đây nấu rượu cẩn thận chứ không như người sắc tộc, họ nấu rượu cần bẩn, uống ghê chết!". Chị không nói gì nhưng trong lòng thì tự ái vô cùng. Vì họ đã mượn mác rượu cần của người sắc tộc để bán được rượu, lại còn đi nói xấu người sắc tộc... Từ đó chị thầm hứa đến một lúc nào đó phải cho người ta biết rượu cần của sắc tộc mình không như người ta nghĩ... Và chị đã làm được.

Giờ chị có thể dùng tay vô men mà không cần cân, đong, đo, đếm gì. Rượu cần do chị nấu có 4 vị đặc trưng: Đắng, ngọt, chua, chát giống như hương vị của cuộc sống vậy. Rượi cần của chị còn có mùi mật ong rất độc đáo, có người nghĩ chị đổ mật ong vào rượu mới được như vậy, chị không ngần ngại nấu cho họ xem và họ đã phải phục sát đất. Các buôn mang rượu cần đi thi, một số được ban giám khảo chấm đồng giải nhất vì rượu cần từ một nơi chị mà ra..Chị cho biết có người đến đây hỏi rượu cần có ngon không,  người đàn bà này  không trả lời mà để họ mang về uống rồi tự nhận xét như thế hay hơn. Thế rồi có người về thử thấy ngon quá, quay lại đặt mua số lượng lớn để mang vô Sài Gòn bán lại nhưng chị không chịu.

Bạn,
Cũng theo báo Lao Động,  có người đã đề nghị  trả 10 triệu đồng để được truyền lại nghề nhưng người đàn bà  không đồng ý, vì theo  chị ta, rượu cần chỉ những anh em cùng huyết tộc truyền cho nhau chứ người ngoài có truyền cách gì họ cũng không nấu được vì rượu cần có cái hồn trong đó...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.